Chúng ta có thể thấy rằng, văn nghị luận là một trong những dạng văn thường xuất hiện trong các kì thi. Môn văn thường được đánh giá là một môn học khiến người học sinh lo sợ bởi thường nghiêng về xu hướng năng khiếu cảm nhận văn thơ, sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên, đối với văn nghị luận, những bạn không thực sự giỏi ngữ văn vẫn có thể giành trọn điểm chỉ cần biết cách học dạng bài này. Nếu bạn đang muốn học tốt văn nghị luận để cải thiện điểm số môn văn thì hãy theo dõi bài viết sau đây của trung tâm dạy kèm môn văn tại nhà nhé. 

Những kiểu văn nghị luận 

Trước khi tìm hiểu về cách để học tốt văn nghị luận, bạn cần hiẻu rõ văn nghị luận là gì, bao gồm những kiểu nào và ý nghĩa của nó. Văn nghị luận là loại văn được viết với mục đích xác lâp cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó. Trong bài văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, phải có dẫn chứng đáng thuyết phục. Văn nghị luận có rất nhiều kiểu.

Các kiểu nghị luận bao gồm: nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Như vậy, có thể thấy, văn nghị luận là một dạng bài tập giúp rèn luyện kĩ năng trình bày quan điểm của học sinh. Trong cuộc đời của bạn, bạn sẽ phải luôn bày tỏ quan điểm của mình. Nhưng bày tỏ như thế nào để thuyết phục đối phương tin tưởng và đồng ý với quan điểm của bạn thì văn nghị luận sẽ hỗ trợ về cơ bản cho bạn.  

Cách học giỏi văn nghị luận 

Để học giỏi văn nghi luận, bạn cần biết sơ lược các bước và yêu cầu khi làm văn nghị luận. Có thể khẳng định rằng sẽ hoàn toàn không dư thừa khi bạn gặp bất kì một đề tài văn nghị luận, trước tiên, bạn xác định rõ kiểu nghị luận, yêu cầu đề bài, đọc kĩ đề. Thao tác này cực kì quan trọng. Đã có nhiều trường hợp, học sinh tiếc nuối bởi đề bài văn nghị luận không khó nhưng do thiếu cẩn thận nên đã đọc không kĩ đề bài, dẫn đến bài làm lạc đề và điểm kém. Vì vậy, đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng mà bạn không được bỏ qua. Bạn càng xác định kĩ vấn đề, bạn càng có khả năng đạt điểm cao.  

Tiếp theo, trong quá trình làm bài, bạn cần vận dụng linh hoạt, uyển chuyển các kỹ năng nghị luận. Đồng thời, bạn cũng cần kết hợp phương thức biểu đạt như miêu tả, biểu cảm, tự sử, thuyết mình, v.v… Đặc biệt, đối với kiểu văn nghị luận một tư tưởng đạo lý, bạn cần phải rút ra được bài học, ý nghĩa của câu nói hay tư tưởng đạo lý. Còn đối với kiểu văn nghị luận một hiện tượng đời sống, bạn cần phải có quan điểm riêng, bày tỏ cảm xúc của cá nhân đối với hiện tượng ấy.  

DẠNG VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 

Nghị luận một đoạn thơ, bài thơ: Vấn đề cốt yếu để bạn có thể học tốt văn kiểu nghị luận này chính là bạn phải chú ý dành nhiều thời gian để học thuộc thơ. Trong quá trình làm bài, bạn cần tránh cách trình bày liên tục mà nên phân tích thơ thành từng đoạn, từng phần rõ ràng. Khi phân tích thơ, bạn phải chú ý đến nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy.

Chẳng hạn như phân tích cách viết câu, lựa chọn từ ngữ, sử dụng hình ảnh, vần điệu, v.v… Đồng thời, bạn cần lựa chọn những chi tiết đắt giá của bài thơ, đoạn thơ để phân tích. Không nên vì quá xem trọng độ dài của bài làm mà viết dàn trải. Hơn thế nữa, sau khi đã phân tích, bạn cần phải khái quát và đánh giá vấn đề. Một khi thực hiện được thêm bước này, bài làm của bạn chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn. Tóm lại, bạn phải làm sao thông qua phần phân tích của bạn, người chấm bài có thể thấy được nét nổi bật của đoạn thơ, bài thơ; phong cách thơ văn của tác giả.  

Nghị luận văn xuôi: Khác với nghị luận đoạn thơ, bài thơ, khi bắt gặp đề tài nghị luận văn xuôi (truyện, kí, v.v…), có thể bạn không cần thuộc lòng nhưng lại phải cần nắm vững nội dung của bài văn ấy. Bởi vì đề tài là nghị luận văn xuôi nên bạn cần chú ý cẩn thận nên các chi tiết đặc trưng của bài văn xuôi ấy. Tập trung phân tích những điểm nổi bật trong câu chuyện đó sẽ khiến người chấm bài thích thú hơn khi đọc bài làm của bạn đấy.  

Nghị luận kịch: Khi đề tài của bạn là nghị luận kịch, bạn không chỉ cần nắm kĩ nội dung của tác phẩm mà còn phải hiểu rõ đặc điểm của các nhân vật, những sự kiện quan trọng. Theo đó, nhân vật trong kịch cần được nói đến về ngoại hình, hoàn cảnh, tính cách, cử chỉ, nội tâm, tình huống v.v… Thông qua việc phân tích nhân vật, bạn sẽ phản ánh tư tưởng của tác phẩm.  

NGHỊ LUẬN VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC 

Đây là đề tài sẽ đưa ra các nhận định về văn học, một danh ngôn về vấn đề văn học: về tác phẩm, phong cách tác giả, văn học sử. Đối với kiểu nghị luận này, để học tốt, bạn cần nắm rõ kiến thức về lí luận văn học. Bao gồm thông tin về tác giả, tác phẩm và quan điểm sáng tác. Bạn cần hiểu kĩ về nội dung, tinh thần của những ý kiến.

Từ đó, bạn hãy phân tích ý kiến để nêu bật nhận định của bạn về ý kiến ấy. Bạn có thể đồng ý hay bác bỏ hoàn toàn hoặc đồng ý, bác bỏ một phần ý kiến. Hoặc có thể phát triển bài làm bằng cách khai thác những khía cạnh cần được bàn kĩ hơn để làm sáng tỏ vấn đề.  

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHẤT TỔNG HỢP 

Đối với dạng bài này, bạn phải kết hợp nhiều kĩ năng như tổng hợp, khái quát, đối chiếu những vấn đề trong tác phẩm văn học để hoàn thành tốt bài làm. Cách học tốt đối với nghị luận một vấn đề mang tính tổng hợp đó là bạn cần nắm bắt những tác phẩm có sự tương đồng với nhau. Trong bài làm của bạn, phải chỉ ra được những điểm khác, điểm giống, nguyên nhân khiến các tác phẩm có sự khác biệt như vậy. Bên cạnh đó, bạn còn cần phải phân tích những vấn đề này cho người đọc hiểu kĩ hơn.