Khi học bài các môn lý thuyết có rất nhiều bạn gặp phải vấn đề khó khăn là học như thế nào để cho mau thuộc. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cho các bạn 4 phương pháp giúp việc học bài mau thuộc và nhớ lâu để tất cả các bạn để cho các bạn vận dụng một cách hiệu quả nhất vào trong quá trình học tập của bản thân, nắm được những vấn đề thông tin cơ bản trong tâm cần phải nắm bắt.  

Trong quá trình nghe giảng bài của thầy cô trên lớp, thường đa số thì các bạn sẽ không hiểu hết hoặc hiểu không rõ vấn đề nội dung kiến thức được học. Một số bạn học giỏi có thể thuộc học thuộc bài ngay trên lớp hoặc trong buổi học. Những con số các bạn có thể học thuộc bài nhanh như thế thì số lượng không nhiều, chỉ là số ít trong phần đa số. Một số khác là học rất nhiều (học ở nhà, học ở lớp, học nhiều lần) nhưng vẫn gặp khó khăn không thuộc nổi vấn đề hoặc đã thuộc rồi nhưng lại mau quên vấn đề đã học.  

Dưới đây là những phương pháp giúp các bạn học bài nhanh thuộc và nhớ lâu hơn.

Phương pháp thứ nhất: nhớ lại phần kiến thức được học trên lớp 

Nguyên tắc của phương pháp học này là: nhớ lại bài học trước rồi xem lại bài sau. Khi học bài, yêu cầu đầu tiên đối với các bạn là xem bài đã học qua một vài lần sau đó đóng tập lại rồi ngồi nhớ lại phần nội dung kiến thức vừa được xem qua. Phương pháp học này các bạn có thể vận dụng đơn giản thông qua ví dụ dưới đây như sau:  

Ví dụ: Sau khi mở tập xem lại một nội dung kiến thức, chủ đề mới nào đó các bạn đọc ít nhất là khoảng 2 lần đầu tiên. Bước qua lần thứ 3 đọc lại rồi suy ngẫm phần nội dung cốt lõi và cuối cùng khép tập lại và hãy tập trung, cố gắng nhớ lại những phần còn nhớ trong đầu các bạn những gì vừa đọc xong ngay lúc trước đó. Lần thứ 3 ngồi nhớ lại không đồng nghĩa với việc các bạn xem lại toàn bộ mà là nhớ được phần nội dung trọng tâm rồi tự diễn đạt lại ý bài theo cách của các bạn. Khi học theo phương pháp này các bạn  đừng vội ham chơi mà hãy tập tính thống kê kiến thức thật nhiều để quen dần từ đó đạt được kết quả.

Phương pháp thứ hai: tạo sự ấn tượng đối với bài học đầu tiên 

Thông thường đối với bài học mà gây được sự ấn tượng đối với các bạn ngay sau khi học ở lớp thì  sẽ giúp các bạn nhớ kiến thức ngay lúc đó đồng thời còn giúp các bạn nhớ được kiến thức lâu hơn mà không cần phải học hay dò lại kiến hoặc các vấn đề liên quan đến nội dung đó. 

Ví dụ thứ nhất: Khi các bạn đang nghe giảng bài trên lớp,  đang tiếp thu những kiến thức mà thầy cô đang truyền đạt thì hãy chú ý lắng nghe thật kỹ những gì thầy cô nói và thường xuyên theo dõi trong sách giáo khoa điều đó giúp các bạn có thể ấn tượng với nội dung học đó và nhớ được ngay sau lần đầu tiền học 

Ví dụ thứ 2: Trong quá trình ghi chép những nội dung kiến thức được thầy cô truyền đạt, các bạn cũng phải để ý những nội dung quan trọng, từ khóa quan trọng sau đó hãy gạch chân hoặc gạch màu dạ quang  để sau khi mở sách ra khi nhìn vào các bạn sẽ nhớ lại những gì được học và giúp bạn học bài rất nhanh hơn.  

Phương pháp thứ ba: Học cách đọc bằng mắt 

Khi các bạn đọc bằng mắt thì điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn để đọc nhanh hơn kiến thức bài học hay một đoạn văn nào đó, phương pháp có lợi ích là giúp các bạn học bài nhanh hơn, mau thuộc, quan sát được tổng quan nội dung bài. So với các phương pháp khác thì ghi nhớ kiến thức bằng mặt có sự khác biệt riêng bởi nếu học theo phương pháp này các bạn sẽ tránh bị làm phiền, không bị chi phối bởi các yếu tố xung do đó mà sẽ giúp các bạn được học được tập trung hơn, mau nhớ bài học và lư lại được kiến thức học lâu. 

Phương pháp thứ tư: Cách học và thời gian học 

Nếu có cách học đúng đắn các bạn sẽ hiểu cặn kẽ mọi chi tiết, nội dung gốc rễ. Khi học một kiến thức mới nào đó các bạn đừng học vừ đủ nội dung đó mà hãy học dư những kiến thức đó, học những gì mà bạn muốn biết điều đó sẽ có lợi hơn cho bạn, nó sẽ làm phong phú kiến thức của bạn hơn.

Ví dụ: khi bạn học một kiến thức mới trong khoảng một hoặc hai tiếng thì các bạn đã nắm được,đã hiểu và giải được các bài tập, hãy tự giác cộng thêm một khoảng thời gian ngắn vừa đủ để tìm hiểu thêm một vấn đề nào đó hoặc đọc thêm bài viết về kiến thức liên quan. Điều nhỏ đó sẽ giúp các bạn nhiều, hãy thử đi nhé. 

Đừng học thụ động, luôn có suy nghĩ trong đầu rằng trong một khoảng thời gian đó bạn sẽ học xong mà kéo rê thời gian để rồi không giải quyết được bất cứ điều gì từ nội dung bài học. Các bạn hãy ước chừng nội dung bài học đó sẽ giải quyết được trong bao lâu, sau đó hãy cộng thêm một khoảng thời gian để tìm hiểu kiến thức chuyên sâu hơn. 

Trên đây là 4 phương pháp có thể giúp các bạn học bài dễ thuộc. Hãy tìm hiểu để xem phương pháp nào tốt cho bạn nhất từ đó lấy làm phương pháp học tập riêng cho mình. Chúc các bạn thành công!