Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Bài làm

Viết về người lính nhà thơ Quang Dũng đã viết bằng cả tấm lòng, bằng những trải nghiệm, hồi ức thể hiện nỗi nhớ xao động, gợi lên những kỷ niệm vô cùng thân thương tha thiết, nhiều xúc cảm. Nó chính là tình cảm tác giả dành cho những người đồng đội đồng chí của mình.

… Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Thông qua những câu thơ ta thấy rừng núi trong bài thơ, trên chặng đường mà binh đoàn Tây Tiến hành quân vi cùng gian khổ, núi non bao la hùng vĩ.

Trong núi rừng bao la, cảnh đất trời mênh mông hiểm trở hình ảnh người lính được nhà thơ Quang Dũng phác họa lên vô cùng bi tráng, tựa như tượng đài anh hùng sống mãi với thời gian:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá giữ oai hù
m.

Trong hai câu thơ này người nghe đọc xong có cảm giác hình ảnh người lính có chút phá cách, ngang tàng, bụi bặm nhưng khi đọc kỹ lại ta sẽ phát hiện được một sự thật khắc nghiệt, phũ phàng là những người lính Tây Tiến sống ở rừng thiêng nước độc, phải đối diện với muôn vàn khó khăn, gian khổ, những căn bệnh sốt rét rừng, bệnh ngoài da, rồi nhiều bệnh khác khiến cho mái tóc của người lính thưa dần.

Hình ảnh người lính “không mọc tóc” thể hiện sự khó khăn của người lính khi đối diện với căn bệnh sốt rét rừng làm tóc rụng hết, nhưng dù có tóc hay không có tóc thì người lính vẫn toát lên sự oai phong, anh dũng của mình.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Thông qua hai câu thơ nhà thơ Quang Dũng đã gửi tới người đọc hình ảnh những người chiến sĩ mộc mạc, giản dị, chân thực nhất, không tô hồng một chút nào.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Người lính Tây Tiên hành quân trên con đường gian nan của mình, đôi mắt lúc nào cũng hướng lên phía trước nhằm thẳng tới kẻ thù để chiến đấu, nhằm bảo vệ tổ quốc thân yêu. Bảo vệ những người thân yêu nơi quê nhà, đó là lý tưởng sống vô cùng cao đẹp của bất kỳ người lính nào khi tham gia chiến trận.

Nhưng trong trái tim người lính Tây Tiến luôn ấp ủ bóng hình người con gái mình thương, mơ một dáng kiều thơm. Một cô gái Hà Nội với tà áo dài tinh khôi trong nắng thu bay dịu dàng, tinh tế.

Những người lính trong binh đoàn Tây Tiến đều là những con người xuất thân từ tầng lớp thanh niên trí thức trẻ từ Hà Nội ra đi. Họ đều là những học sinh nghe theo tiếng gọi của tổ quốc mà “Xếp bút nghiên lên đường đi kháng chiến” với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Những trái tim hai mươi đang căng tràn nhựa sống, tim đang xuân và đang sôi sục nhiệt huyết và ý chí căm thù giặc đó. Họ đã lên đường ra đi không tiếc tuổi xuân, không tiếc đời trai của mình

Chính vì vậy, trong quá trình hành quân mệt mỏi có những lúc nghỉ ngơi họ vẫn thầm thương trộm nhớ tới người con gái thân thương của mình nơi quê nhà. Chính nỗi nhớ nhung tha thiết đó, chính dáng kiều thơm ấy làm cho họ có thêm ý chí và nghị lực để tiếp tục chặng đường gian nan, nhiều khó khăn của mình.

Hình ảnh “dáng kiều thơm” thể hiện sự nhân văn, ước mơ cao đẹp của con người khi mong muốn hướng tới một hạnh phúc bình dị, một cuộc sống lứa đôi đầm ấm. Nó cũng chính là đích đến của cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược của dân tộc ta. Chúng ta hướng tới ngày bình yên, hòa bình lập lại mỗi con người đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mình. Để rồi ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Sẽ không còn những bất công tồn tại, không còn áp bức bóc lột, những thứ sưu cao thuế nặng của thân phận đất nước thuộc địa, nhân dân ta phải làm nô lệ lầm than, phải cõng trên lưng biết bao thứ sưu thuế.

Cả một bài thơ tác giả Quang Dũng đã nô lệ những điều vô cùng anh dũng bi tráng, oai hùng, của người lính trong chiến tranh, nhưng trong trái tim của những người lính vẫn luôn có chất thơ, đậm chất trữ tình lãng mạn. Điều đó thể hiện người lính của chúng ta tuy gian khổ nhưng không để cho tâm hồn mình chai sạn đi cảm xúc, tâm hồn của họ vẫn đập những nhịp đập rất con người.

Bằng ngòi bút tả thực, tác giả Quang Dũng đã thể hiện được hình tượng người lính vừa mộc mạc vừa giản dị nhưng không kém phần bi tráng, thể hiện sự hào hùng, kiên cường, anh dũng, khó khăn không từ nan của người lính trong kháng chiến.

Tác giả Quang Dũng là một nhà thơ, nhà hội họa, điêu khắc…nên trong thơ của ông không chỉ có chất nhạc, chất hoa, mà còn có cả những nét vẽ bố cục vô cùng sống động, thể hiện tư thế hiên ngang tự chủ của người lính trong binh đoàn Tây Tiến.

Cho dù hoàn cảnh hành quân có gian nan, thử thách nhiều hiểm trở như thế nào thì cũng không làm cho những người lính Tây Tiến thân thương của chúng ta chùn bước, họ vẫn kiên cường giữ vững lập trường kiên định, quyết tâm tiến lên phía trước tiêu diệt kẻ thù của mình.

Bằng những thủ pháp nghệ thuật đối lập xen lẫn giữa tả thực và chất trữ tình lãng mạn, nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa vô cùng thành công hình ảnh hào hùng, anh dũng của người lính Tây Tiến làm cho người đọc vừa nể phục vừa yêu mến, có lúc lại rưng rưng dòng lệ.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…

Những người lính ra đi không tiếc đời trai trẻ của mình. Họ ra đi để bảo vệ sự bình yên cho quê hương, đất nước. Họ hy sinh xương máu của mình cho tổ quốc thiêng liêng. Đó là một sự hy sinh rất đáng, nó thể hiện tấm lòng trung thành của con người với tổ quốc thân thương của mình.

Hình ảnh người lính ra đi, về với đất mẹ bao la vô cùng giản dị, chỉ một chiếc áo bào đơn sơ, quấn quanh người các anh nằm yên nơi đất mẹ ngàn thu. Một sự hy sinh vô cùng anh dũng, nó cũng thể hiện sự thiếu thốn của những người lính Tây Tiến thời xưa.

Các anh ra đi để lại cho đồng đội, người thân cho núi rừng cỏ cây sự tiếc thương vô hạn. Hình ảnh con sông Mã thân thuộc gầm lên những khúc độc hành thể hiện sự đau thương tiếc nuối của những người ở lại, của thiên nhiên bao la dành cho người lính anh dũng của chúng ta.

Hai câu thơ như làm tan chảy trái tim của người đọc, thể hiện sự bi tráng, anh hùng của những người lính Tây Tiến với cảm xúc vô cùng đau thương nghẹn ngào, nói lên một nỗi đau dữ dội tột cùng của cảm xúc.

Bài thơ “Tây Tiến” là một bài thơ vô cùng hay viết về đề tài người lính của Quang Dũng nó không chỉ khắc họa thành công hình tượng người lính tài hoa, anh dũng bi tráng, mà nó còn thể hiện một người lính giản dị gần gũi mộc mạc, phải trải qua nhiều khó khăn nhưng không chùn bước.