Ngữ văn, một môn học gây ám ảnh đối với nhiều học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Là môn học được cho là khá khó để có thể học tốt. Nhưng đây lại là môn bắt buộc có trong tất cả các lần thi như: thi cuối kì, cuối cấp, thi tốt nghiệp, thậm chí nếu ai chọn khối xã hội thì chắc chắn phải vượt qua bài thi môn Văn. Vậy làm sao để chúng ta có một sự hứng thú khi học môn văn và đạt được kết quả tương đối ổn, cao hơn là học tốt được môn ngữ văn? Sau đây, trung tâm gia sư môn Văn của chúng tôi sẽ chia sẻ một vài bí kíp giúp chúng ta có hứng thú với việc học môn ngữ văn, cải thiện kết quả môn Văn, thậm chí sẽ yêu thích môn văn hơn.

Cần có suy nghĩ tích cực, tâm lý thoải mái, tự tạo cho mình niềm hăng say

Tâm lý- một yếu tố khá là quan trọng, ảnh hưởng đến việc học môn ngữ văn. Nhiều học sinh thường có suy nghĩ: “Môn văn không dành cho con người khô khan như mình”, “Mình không có năng khiếu để học ngữ văn”, “Môn ngữ văn khó lắm, mình không có đủ khả năng”… Chính những tâm lý này khiến cho nhiều học sinh bỏ bê việc học văn của mình, dần dần bị hỗng kiến thức, không thể nắm bắt được nội dung bài học, từ đó gây ra sự chán nản cho việc học môn ngữ văn. Vậy nên, để học tốt môn ngữ văn trước tiên hãy tự tạo cho mình cảm giác hứng thú, niềm hay say, có suy nghĩ tích cực “Bạn học được chúng ta cũng có thể học được”. Bởi chính  sự chán nản, ngại học sẽ là nhân tố cản trở chúng ta tiến bộ trình độ học của mình. Không giống như Toán, Lý hay Hóa, khi mất căn bản học lại từ đầu là vô cùng khó khăn, nhưng môn văn lại khác, cần ta chăm chỉ thì sẽ dễ dàng lấy lại kiến thức hơn.  

Nắm vững nội dung của mỗi tác phẩm văn học

Khi phân tích một tác phẩm, câu văn của chúng ta không cần có hoa mỹ, chỉ cần bài văn logic, khoa học, đầy đủ ý mà người ra đề yêu cầu. Không cần phân tích quá sâu xa, trừu tượng, khó hiểu. Vậy để phân tích tốt một tác phẩm văn học, lời khuyên của chúng tôi dành cho các bạn đọc giả đó là hãy nắm vững nội dung của tác phẩm. Cố gắng hiểu được nội dung chính của bài, sau đó ta bắt đầu triển khai các ý theo ngôn từ diễn đạt của bản thân.  

Chẳng hạn: Tác phẩm “Vợ nhặt”, nội dung chính ở đây là cảnh túng thiếu, nghèo nàn của xã hội lúc bấy giờ. Phản ánh nhân cách của con người sống trong cái cảnh nghèo nàn đó. Từ những nội dung chính này ta bắt đầu đi phân tích triển khai theo lời văn của mình. Tìm những hình ảnh, chi tiết nói lên sự nghèo nàn của xã hội….   

Đọc thật nhiều

Chúng ta học tạo một thói quen đọc thật nhiều. Không những đọc các tác phẩm văn học nhiều lần mà còn phải đọc các bài văn mẫu để chọn lọc những ý hay, ngôn từ hay dùng cho bài viết của mình thêm phần sinh động hơn.  

Đối với việc đọc các tác phẩm văn học. Cách đọc không phải là cứ cầm cuốn sách lên rồi học thuộc tất cả các chi tiết trong tác phẩm đó, học thuộc từ câu trong tác phẩm một cách thụ động. Đọc ở đây là ta đọc theo kiểu hiểu nội dung tác phẩm, học theo từng nội dung chính của tác phẩm. Không nên học thuộc tràn làn, không có sự logic, điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong việc ta ghi nhớ. Bởi không phải ta chỉ học thuộc một hay hai tác phẩm mà khối lượng tác phẩm ta cần nhớ là rất nhiều, vậy nên, đừng nên chọn cách đọc sách một cách thụ động, cũng đừng học thuộc các chi tiết một cách học vẹt. Cách đọc đó sẽ không mang lại hiệu quả cao cho chúng ta.  

  • Thứ nhất, đọc kết hợp với gạch chân hoặc highlight các luận điểm, luận cứ, những chi tiết quan trọng có trong tác phẩm, cần lưu ý ngay tại chi tiết đó là nó đang thể hiện cho nội dung chính nào của tác phẩm, để ta dễ dàng ghi nhớ hơn.  
  • Thứ hai, khi đọc 1 tác phẩm văn hãy nắm bắt được tác phẩm đó có những nội dung chính nào, cảm nhận ban đầu về tác phẩm đang đọc.  
  • Thứ ba, tìm hiểu các dữ liệu có liên quan đến tác phẩm. Đọc nhiều bài văn mẫu có liên quan đến tác phẩm để có thể hiểu ra hơn ý nghĩa của tác phẩm muốn truyền đạt đến chúng ta.   
  • Thứ tư, trao đổi kiến thức với bạn bè và giáo viên. Nhờ sự hỗ trợ của giáo viên khi còn vướng mắc.  
  • Thứ năm, rèn luyện đọc nhiều văn mẫu để nâng cao trình độ hành văn.

Nắm được được xuất xứ, nghệ thuật và chủ đề tác phẩm

Để có thể làm tốt một bài văn cảm nhận hay phân tích một tác phẩm văn học nào đó, ngoài việc nắm được nội dung, nắm rõ các chi tiết đặc sắc, quan trọng của tác phẩm, thì yếu tố về xuất xứ, nghệ thuật cũng như chủ đề của tác phẩm cũng khá là quan trọng.  

Hãy xem tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào, điều kiện xã hội ra sao? Từ đó ta sẽ hiểu sau sắc hơn về nội dung của tác phẩm. Tại sao những nhân vật trong tác phẩm lại có tính cách như vậy? Hay tại sao các nhân vật lại có cách hành xử khác thường như vậy? Thông qua xuất xứ của tác phẩm đã sẽ có sự thông cảm hơn, sự thấu hiểu hơn, từ đó ta dễ dàng có cảm xúc để cảm nhận một tác phẩm văn học.  

Cái quan trọng không thể thiếu trong một bài văn phân tích hay cảm nhận một tác phẩm văn học, cảm nhận về một nhân vật nào đó trong tác phẩm đó là yếu tố nghệ thuật. Nghệ thuật là phần hơi khó nhận biết vì nó trừu tượng hơn và đa phần tập trung ở câu từ miêu tả về nhân hóa, thường dùng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… Phần nghệ thuật này thông thường các giáo viên sẽ chỉ cho chúng ta biết trong một tác phẩm thì tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào, vậy nên chúng ta cần lưu ý ghi chép lại để có thông tin để chúng ta làm bài.