Lịch sử là một bộ môn liên quan đến cội nguồn, nguồn gốc lịch sử dân tộc. Khi xưa học môn lịch sử chỉ có phương pháp học thuộc lòng là có thể làm bài thi. Tuy nhiên hiện nay môn lịch sử không chỉ học thuộc là là được, mà còn phải phân tích dựa vào ý có sẵn, tư duy hơn…. Phần lớn học sinh không chú trọng môn Lịch sử vì cho rằng nó là môn học chỉ có học bài, không cần phải suy nghĩ, tư duy và môn học này được cho là môn học nhàm chán. 

Hiện nay, cách giảng dạy môn Lịch sử đã được chú trọng hơn về cách truyền dạt, để cho học sinh không nhàm chán. Và học sinh cũng đã thích và tìm hiểu môn lịch sử hơn. Bên cạnh đó, để học được môn Lịch sử tốt, chúng ta cần phải học đúng phương pháp thì mới giúp chúng ta nhớ bài lâu, làm bài tốt. 

Trong bài viết dưới đây, trung tâm gia sư Vina chúng tôi sẽ giúp các bạn học sinh nắm được cách thức học sao cho phù hợp. Giúp các em chinh phục được môn Lịch sử trong kỳ thi cũng như là yêu thích môn Lịch sử hơn. 

 

Lập kế hoạch học cụ thể 

Đặc thù của môn Lịch sử là học thuộc và ghi nhớ các mốc sự kiện, ý nghĩa lịch sử…  để nắm bắt được những sự kiện đó, các em nên chia ra các mốc thời gian cụ thể để dễ dàng học tập và ghi nhớ. Ví dụ: Chúng ta có bối cảnh lịch sử qua các giai đoạn, các em có thể chia thành các giai đoạn quan trọng:  

  • Trước công nguyên: sự hình thành tộc người, các tư tưởng quản trị sơ khai, triết học gắn liền với tôn giáo. 
  • Thế kỷ 14: sự phát triển của thương mại, sự phát triển của tư tưởng quản trị. 
  • Thế kỷ 18: các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nô lệ. Tiền đề cho sự phát triển của giai cấp trong xã hội. 
  • Thế kỷ 19 đến nay: sự xuất hiện của các nhà quản trị, đánh giá sự ra đời và phát triển của nhà nước.

Lịch sử là môn học nói lên sự hình thành và phát triển của một quốc gia, một đất nước. Việt Nam chúng ta có bề dày lịch sử lâu đời. Việc chia nhỏ những giai đoạn, điều này sẽ giúp các em nắm bắt được các dấu mốc lịch sử, những chặn đường nổi bật, giúp các em bao quát được vấn đề. 

Trong mỗi giai đoạn sẽ có những dấu mốc son quan trọng, khi các em bao quát được từng giai đoạn thì khi nhắc đến khoảng thời gian nào thì các em đều có thể nhớ được.  

Viết ra những gì mình đã học và ghi nhớ sau đó đối chiếu lại 

  • Học Lịch sử bằng cách viết ra những gì mình đã được học và ghi nhớ là cách nhớ bài tốt nhất, lâu nhất. Cuối buổi học, các em hãy hệ thống kiến thức lại, nghĩ xem hôm nay mình học được những gì, sau đấy các em ghi lại ra vở rồi đối chiếu lại, nếu còn thiếu thì các em bổ sung lại. 
  • Trước khi đến kì thi hoặc bài kiểm tra, điều đầu tiên có phải các em học thuộc lòng đúng không, việc này các em cũng lo sợ liệu hôm sau mình có còn nhớ bài không. Các em hãy thử sau khi học thuộc lòng các em có thể viết ra giấy những ý chính rồi sau đấy triển khai bằng lời văn của mình. Khi các em có thể từ những ý chính, triển khai vấn đề ra được thì việc ghi nhớ của các em đã thành công rồi đấy. 
  • Học bất kì môn nào cũng vậy, không chỉ riêng môn Lịch sử, khi học chúng ta cần nghiêm túc, dành thời gian nhiều hơn cho việc học, đừng quên phải có thời gian để thư giãn. Như vậy các em sẽ không bị áp lực.

 

Kỹ năng học tốt môn Lịch sử 

Học từng phần (tóm gọn ý chính) 

Học từng phần một, từ những phần nhỏ đến phần lớn sẽ giúp các em đỡ mất nhiều thời gian. Các em có thể chia thành 2 phần lịch sử: Lịch sử Thế giới và Lịch sử Việt Nam. Sau đó, phân chia các ý chính cụ thể cho từng bài học, học phần nào là chắc phần đó, tránh trường hợp các em bỏ sót kiến thức. 

Trong mỗi phần sẽ có những bài học và kiến thức khác nhau, các em nên chọn lọc ra những ý chính để ghi nhớ. Từ những ý chính các em phân tích ra ý nghĩa của nó. Học như vậy sẽ giúp các em có thêm kỹ năng tóm tắt. 

Học bằng sơ đồ tư duy 

Hiện nay, học bài bằng sơ đồ tư duy được áp dụng rất nhiều trong các phương pháp học các môn khác. Môn Lịch sử cũng không ngoại lệ. Các em hãy thử vẽ ra một sơ đồ tư duy cho mình. Từ gốc cho đến các nhánh nhỏ, từ một ý lớn thành những ý nhỏ, liệt kê theo từng giai đoạn, phân tích tóm tắt.

Trong sơ đồ tư duy sẽ có hình ảnh, nó giúp các em học đỡ nhàm chán hơn là chỉ nhìn chăm chăm vào các mặt chữ. 

Học nhóm cùng bạn bè 

Khi học cùng bạn bè chúng ta có thể trao đổi kiến thức cùng nhau, cùng nhau nghiên cứu từng sự kiện lịch sự. Các em có thể học trước ở nhà, có phần nào cần trao đổi, cần có thêm kiến thức thì các em ghi chú lại. Khi học cùng nhau các em cùng đưa ra và trao đổi với nhau. Cách học này sẽ giúp các em thoải mái hơn, trau dồi được kiến thức từ bạn bè.

 

Một số kinh nghiệm và lời khuyên 

  • Các em có thể sáng tạo cách học thông qua hình ảnh, qua các video sự kiện lịch sử; 
  • Sử dụng các phương pháp thủ công như vẽ ra sơ đồ bao quát lại toàn bộ các sự kiện, các dấu mốc thời gian; 
  • Rèn cho mình một cách ghi chép bài khoa học, sao cho mình khi nhìn vào sẽ nhớ được; 
  • Không nên học “tủ” để đối phó với thi cử và thầy cô giáo; 
  • Khi học các sự kiện lịch sử các em nên tìm lí do và giải thích tại sao, như vậy sẽ giúp các em ghi nhớ lâu hơn

Hy vọng các phương pháp này sẽ giúp các em học tốt môn Lịch sử để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt.