Trong những năm trở lại đây, khối D là khối được học sinh lựa chọn để thi đại học, cao đẳng chiếm số lượng đông nhất. Bởi vì, khối D có nhiều ngành nghề “hot” và có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt là những bộ môn ở khối D (Toán, Văn, Anh) là tổ hợp môn được xem là gần với các em học sinh nhất, là 3 môn chính (trong kỳ thi tuyển sinh hay thi tốt nghiệp đều có 3 bộ môn này).
Tuy nhiên, để các bạn thuận tiện trong quá trình học và ôn luyện khối D một cách tốt nhất thì bài viết dưới đây, gia sư Vina chúng tôi sẽ chia sẽ một số cách học và bí quyết học tốt khối D, để các bạn tự tin bước vào những kỳ thi.
Mục Lục Bài Viết
Nắm vững kiến thức trong SGK
Các kiến thức, câu hỏi và bài tập của khối D chủ yếu nằm trong SGK của lớp 10, 11, 12. Các bạn hãy nắm vững kiến thức trong SGK trước, trước khi học sách nâng cao và sách tham khảo. Phần lớn kiến thức từ cơ bản đến nâng cao đều nằm trong SGK đấy, các bạn đừng xem thường nó nhé. Vì vậy, để đạt được kết quả học tập các môn trong khối D, các bạn phải nắm thật chắc các kiến thức cơ bản trong SGK, các bạn chỉ cần tổng hợp lại tất cả kiến thức, ôn luyện và giải bài tập thường xuyên để vận dụng tốt kiến thức vào các kỳ thi.
Ghi nhớ kiến thức một các hệ thống- khoa học
Khối D là khối tổ hợp môn gồm môn nằm trong nhóm tự nhiên, nhóm xã hội và ngoại ngữ (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh). Các bạn ôn thi khối D có một lợi thế là 3 môn này là 3 môn chính trong tất cả các lớp, từ tiểu học cho đến cấp 3. Tổ hợp môn này đòi hỏi các bạn vừa phải tư duy, vừa có khả năng ghi nhớ và nhạy bén. Vì vậy, các bạn hãy sử dụng phương pháp học này để ghi nhớ một cách có hệ thống và logic hơn. Phương pháp này các bạn có thể sử dụng cho môn Văn.
Lập dàn ý: trước tiên, các bạn nên đọc lướt qua toàn bộ bài văn hay đoạn văn. Sau đấy tóm tắt và đưa ra những ý chính và dàn ý cho mình, cần có những ý lớn, ý nhỏ, tiêu đề nhỏ…
Đọc nhẩm các ý bằng mắt và trong đầu: từ những ý chính bạn mới liệt kê ra, từ những ý chính đó bạn hãy phân tích và đưa ra những nội dung từ những ý chính đó.
Ghi nhớ chúng bằng cách ghi ra giấy: sau khi làm những bước như vậy, trong đầu bạn đã có những kiến thức vừa học. Hãy tổng hợp và ghi nó ra giấy bằng trí nhớ của mình. Sau đấy đối chiếu lại. Như vậy sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
Làm bài tập, luyện giải đề thường xuyên
Người ta thường nói, học tập phải đi đôi với thức hành, điều này quả không sai phải không các bạn. Việc luyện giải bài tập giúp các bạn nhớ kiến thức lý thuyết lẫn các cách giải và dạng bài tập khác nhau. Các bạn nên tìm những đề thi, các dạng bài tập, cấu trúc đề thi từ những năm trước và hãy làm chúng. Mỗi năm sẽ có những dạng đề thi và cấu trúc thi khác nhau, các bạn hãy ghi chép lại, tìm hiểu và giải các dạng đề thi đó. Cứ như vậy nhiều lần, các bạn sẽ nắm được tất cả các dạng bài tập, các dạng đề qua các năm. Vì thế, cho dù vào phòng thi, bạn cầm đề trên tay bạn vẫn tự tin và biết được đó là dạng đề như thế nào.
Học theo chuyên đề – chủ đề
Đối với bất kỳ môn nào, không riêng gì những môn trong khối D. Các môn này đều có chuyên đề bài tập, chuyên đề giúp các bạn một phần hệ thống được kiến thức và nắm được các cách làm bài và giải bài tập của từng bài học. Khi các bạn gặp bất kỳ một câu hỏi hay dạng bài tập nào, thì các bạn cũng có thể vận dụng được các kiến thức mà các bạn học được trong chuyên đề.
Sử dụng sơ đồ tư duy
Phương pháp được các bạn học sinh và thầy cô luôn áp dụng và dạy học, và học tập tất cả các môn học. Sơ đồ tư duy giúp các bạn hệ thống được kiến thức, tăng khả năng ghi nhớ, tăng khả năng phân tích và kiệt kê. Phương pháp này vô cùng hữu ích đối với mọi người.
Cách học từng môn trong khối D
Trong những năm trở lại đây, để nâng cao chất lượng thí sinh đầu vào cũng như là đầu ra, Bộ giáo dục và Đào tạo đã thêm vào khối D những tổ hợp môn (ngoại ngữ khác như: tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp..), được gọi là D2, D3, D4… Tuy nhiên, thì số lượng học sinh chọn khối D1 (Toán, Văn, Anh) là nhiều nhất. Dưới đây là cách học 3 môn Toán, Văn, Anh, các bạn hãy tham khảo nhé.
Môn Ngữ Văn: môn Văn là môn mà các bạn học sinh lo lắng nhất. Bởi vì, nhiều bạn không biết phân bổ thời gian hợp lý, có câu thì làm nhiều thời gian, có câu thì làm ít thời gian… Môn Văn thi đại học, cao đẳng, các bạn sẽ có 180 phút làm bài. Các bạn hãy thử làm bài, mỗi câu 30-40 phút, chia thời gian ra cho hợp lý để làm bài, tránh trường hợp không đủ thời gian làm bài. Hãy chú ý sử dụng kiến thức để làm bài có sức thuyết phục cao, trình bày sạch sẽ, chữ đẹp (như vậy sẽ có thiện cảm với giáo viên nhé).
Môn Toán: không giống như những năm trước, đề thi môn Toán không còn hình thức tự luận nữa mà chuyển sang hình thức trắc nghiệm. Vì thế, để làm bài tốt, các bạn nên tập trung luyện tập những các cách làm bào dưới đây:
- Nắm vững các dạng bài tập, cấu trúc đề thi;
- Ghi nhớ kiến thức trong SGK;
- Tận dụng tối đa máy tính Casio, học tập và rèn luyện cách bấm máy nhanh;
- Câu dễ làm trước, câu khó làm sau;
- Nắm vững các cách giải nhanh;
- Câu nào không biết vẫn khoang vào, tránh bỏ câu.
Môn tiếng Anh: tiếng Anh cũng thi bằng hình thức trắc nghiệm, các bạn hãy ôn luyện các cấu trúc câu, ngữ pháp từ dễ đến khó. Chuẩn bị cho mình từ vựng nhiều, để nhận diện câu, nghĩa như thế nào.
Chúc các bạn có những cách học hiệu quả, học tập tốt và thành công nhé!