Trẻ em trải qua rất nhiều giai đoạn trong cuộc sống, cột mốc quan trọng nhất đối với bé là khi bé 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1. Bước vào giai đoạn này, bé sẽ được làm quen với môi trường mới, làm quen với nhiều kiến thức. Bé được học tập, tập viết, tập đọc, đánh vần, chính tả… bé được tiếp xúc với các môn học: môn Toán, Tiếng Việt và các môn khoa học xã hội khác.
Bên cạnh đó, khi vào lớp 1, đòi hỏi bé phải siêng năng và cần cù hơn trong học tập, không còn vui chơi nhiều như khi bé còn học mẫu giáo. Bé phải tập ngồi vào bàn học, phải học tập có giờ giấc, đặc biệt là phải làm bài tập về nhà…. Đây là giai đoạn bé khá bỡ ngỡ và đối với những bé hơi nghịch và tăng động thì chúng ta phải có những phương án giúp bé quen với nhịp độ này.
Trẻ em là vậy, khi thay đổi môi trường bé cần phải có thời gian thích nghi với chúng. Vì vậy, trong thời gian này, ba mẹ là người bên cạnh, cùng bé đồng hành trong chặng đường này. Cùng bé học tập và vui chơi, vì đây là giai đoạn bé cần tiếp thu và vận động tốt. Bé vào lớp 1, phụ huynh cần biết những yếu tố, những phương pháp để cùng bé học tập, phát triển tư duy.
Mục Lục Bài Viết
Bé vào lớp 1, cha mẹ cần biết
Khi bé chuẩn bị bước vào lớp 1 đồng nghĩa với việc thời gian vui chơi của bé bị cắt giảm đề dành thời gian cho việc học tập. Cho nên không ít trẻ cảm thấy không vui, không thích thú với việc học. Bé sẽ trở nên khó chịu, khó tính hơn. Ba mẹ nên giải thích, nói sao cho bé hiểu là việc học quan trong như thế nào. Giúp bé chịu ngồi vào bàn học với thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Tập luyện cho bé có thói quen học vào giờ nào và chơi vào giờ nào. Từ đấy, bé sẽ quen với giờ giấc sinh hoạt đó hơn.
Lớp 1 là lớp tiền đề giúp cho bé học tập sau này, ba mẹ nên là người cùng đồng hành với bé. Độ tuổi này bé cần sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc của ba mẹ về cuộc sống lẫn học tập. Hãy giúp bé vui vẻ khi được học bài, thoải mái khi đi học. Cha mẹ nên biết là tâm lý của bé rất xáo trộn, vì thế cha mẹ hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cùng học với bé.
Dạy con như thế nào là đúng cách
Mỗi gia đình đều có cách dạy con khác nhau. Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vẫn có nhiều quan điểm là dạy trẻ khi còn nhỏ phải “răn đe”, đôi khi phải “đánh” bé, để bé nghe lời hơn. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm là khi dạy bé chúng ta cần sự kiên nhẫn, chịu khó lắng nghe tâm tư của bé, không nên nghiêm khắc với bé quá, như thế sẽ khiến bé trở nên lầm lỳ và tự ti hơn.
Khi bé vào lớp 1, đây là bước ngoặc quan trọng đối với bé, bé không được đi chơi nhiều, thay vào đó là thời gian dành cho học tập. Cha mẹ phải có một cách dạy đúng đắn, không nên bắt bé cắm đầu vào học, không nên ép bé học nhiều môn. Độ tuổi này là độ tuổi bé bắt đầu tìm tòi kiến thức. Cha mẹ nên giúp bé ý thức được việc học quan trọng, tìm hiểu sở thích của bé, nên đầu tư việc học của bé theo đam mê và sở thích. Nếu ép bé học những thứ bé không thích, bé sẽ có tính chống đối, không nghe lời cha mẹ, một số bé sẽ trở nên trầm cảm… vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu ý.
Cha mẹ nên dạy con như thế nào để con ngoan và chăm học
Hiện nay, chúng ta có thể tìm hiểu mọi thông tin về cách dạy con trên internet, trên báo chí… Để dạy con khi bé chuẩn bị vào lớp 1, cha mẹ có thể linh hoạt, tìm hiểu nhu cầu của con, hiểu được sở thích của con, biết bé cần gì và không cần gì. Từ đó áp dụng các cách dạy con đã được tìm hiểu.
Độ tuổi của bé là độ tuổi ăn, học và chơi. Cha mẹ nên quan tâm và hỏi thăm bé về việc học ở trường như thế nào, bạn con gồm có những ai, cùng lắng nghe bé kể và tâm sự. Giúp bé hiểu ra được các vấn đề xung quanh bé. Giúp bé rèn luyện được khả năng tự bảo vệ bản thân mình. Hướng bé đến việc học tập là điều đúng đắn, tránh cho bé có những tư tưởng sai lệch với xã hội. Vì với độ tuổi bé là độ tuổi tiếp thu và ghi nhận.
Một số cách dạy kèm cho con học lớp 1
Có rất nhiều cách để dạy kèm cho con khi vào lớp 1, các bậc phụ huynh nên chọn lựa những phương pháp phù hợp và thích hợp với bé. Sau đây là một số cách, phụ huynh có thể áp dụng đối với con mình:
- Cha mẹ cần tạo cho con tâm lý vui vẻ khi đến trường, giúp bé xác định được việc học là điều quan trọng, đây là yếu tố nền móng cho việc học kiến thức của bé.
- Cha mẹ luôn là người đồng hành cùng với bé trong giai đoạn đầu của lớp tiểu học, hãy cùng con ôn bài, làm bài tập về nhà, cùng con tìm tòi kiến thức. Như vậy bé sẽ có thêm người bạn đồng hành trên con đường học tập.
- Các kỹ năng tập đọc, đánh vần, tập viết, chính tả. Cha mẹ nên dạy cho con tại nhà. Cùng giúp bé học tập và sửa những gì bé làm sai, để giúp bé có nền tảng vững chắc.
- Kiên nhẫn khi con không làm bài được, giúp bé hiểu được mình phải làm như thế nào, giúp bé tự giải ra được bài toán khó. Cha mẹ cùng học tập là giúp bé có thêm động lực.
- Bình tĩnh khi bé được điểm kém, cha mẹ không nên la mắng bé khi bị điểm kém, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao con mình lại bị điểm kém môn này. Sau đó tìm ra giải pháp giúp bé cải thiện được kiến thức. Không đặt nặng áp lực lên bé, như vậy bé sẽ cố gắng vượt qua và sẽ không lo sợ vì cha mẹ sẽ mắng.
Dạy con khi vào lớp 1 là một việc không hề đơn giản, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp phù hợp. Cha mẹ nên lắng nghe và thấu hiểu trẻ, tôn trọng con, cố gắng hiểu mong muốn của con mình. Chúc các bậc phụ huynh có nhiều sức khỏe và có những phương án phù hợp nuôi dạy con cái thành tài.