Khi trẻ bước vào lớp 1, đây là khoảng thời gian quan trọng của bé. Các bé sẽ bỡ ngỡ hơn tiếp xúc với nhiều sách vở, nhiều môn học và môi trường học mới. Khi vào lớp 1, bé sẽ được học rất nhiều thứ, gặp gỡ nhiều bạn bè. Cha mẹ nên chú trọng rèn luyện cho bé tính tự giác, nghiêm túc trong việc học.  

Việc đầu tiên phụ huynh nên tập cho bé quen dần với ngồi vào bàn học, tập cho bé chú ý đến bài vở và nghe cô giáo giảng bài, tư thế ngồi học đúng đắng tránh bị cong lưng, cận thị. 

Môn tiếng Việt là bộ môn quan trọng trong tiền đề phát triển của bé. Trong giai đoạn phát triển của bé, bé được nghe mọi người xung quanh nói, bé cũng có phản xạ giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi bé còn học mầm non thì cũng đã được học chữ cái, chữ số. Tuy nhiên, bé vẫn chưa nhớ hết và hiểu rõ về mặt chữ cái cũng như là chữ số. Sau đây là một số phương pháp dạy con học tiếng việt lớp 1 mà trung tâm gia sư dạy kèm lớp 1 chia sẻ đến bạn. 

Dạy ghép vần và phát âm chữ cái 

Trước khi bé đọc được các câu, các đoạn văn ngắn rồi đến đoạn văn dài, thì cha mẹ nên hướng dẫn cho con đọc và phát âm đúng chữ cái. Việc này rất quan trọng đối với bé, vì khi phát âm đúng chữ thì bé có thể nhận diện được chữ đó thông qua người nói. Sau này bé có thể ghép chữ dễ dàng hơn, tránh trường hợp bé đọc sai và viết chính tả sai. Đây là tiền đề quan trọng để bé học được cách phản xạ với chữ và âm. 

Sau khi bé nhận diện được chữ cái, phát âm đúng, thì việc cha mẹ dạy cho con ghép vần cũng không gặp nhiều vấn đề khó khăn. Bé sẽ ghép chữ và đọc chính xác. Vần trong tiếng Việt hơi phức tạp, cha mẹ nên tập cho bé làm quen dần dần với những từ này. Hằng ngày khi bé đi học về, phụ huynh nên cùng bé ôn bài, học bài, phụ huynh nên kiểm tra lại xem bé có phát âm và ghép vần đúng không, điều này giúp bé có hứng thú hơn trong việc học đấy ba mẹ. 

Đọc và hiểu văn bản (từ văn bản ngắn đến văn bản dài)

Để bé hiểu được câu văn, đoạn văn đó ý nghĩa như thế nào thì trước tiên phụ huynh trong lúc dạy bé ghép vần thành từ ngữ thì đừng quên giải thích ý nghĩ từ đó như thế nào để các bé hiểu. Khi các bé đã am hiểu hết các từ ngữ, thì tiếp đó phụ huynh cùng hướng dẫn bé đọc câu dài, rồi hướng dẫn bé giải thích câu đó mang ý nghĩa gì. Sau khi các bé đã quen với việc đọc câu rồi đến đoạn văn ngắn, đoạn văn dài thì việc các bé hiểu một đoạn văn như vậy là không khó. Quan trọng là kiến thức cơ bản bé vững chắc, không bị hỏng thì bạn đã dạy bé thành công rồi.

Ôn chính tả và luyện viết 

Điều khó khăn nhất đối với các bậc phụ huynh là đây. Việc con mình viết chữ đẹp, đúng chính tả thì đây là cả một quá trình rèn luyện. Khi nghe- viết, các bé hay bị nhầm lẫn giữa các thanh âm (sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng), nhiều bé không phân biệt được đâu là chữ “tr” đâu là chữ “ch”, chữ “d” và “gi”…. dẫn đến các bé viết sai chính tả rất nhiều. Để tránh điều này, chúng ta phải quay lại cách giúp bé phát âm, cho nên việc phát âm rất quan trọng. Phụ huynh phải khắc phục tình trạng này một cách nhanh nhất, để khi bé lớn lên sẽ rất là khó sửa.  

Đối với việc rèn chữ đẹp thì bất kể ai cũng muốn con mình học giỏi và viết chữ đẹp, việc rèn chữ phải có một quá trình, tùy vào độ chăm chỉ và siêng năng của bé. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm mua những quyển vở dành riêng cho bé tập luyện viết, với hình thức và mẫu mã đa dạng. Nên phụ huynh hãy cùng động viên, cùng bé cố gắng.  

Viết chữ đẹp và đúng chính tả là phải viết đúng ô li, đúng hàng… 

Dạy chữ in hoa và giúp bé tập viết 

Phụ huynh nên lưu ý rằng chữ in hoa chiếm 5% trong sách giáo khoa, tất cả các đoạn văn, văn bản khác đều có chữ in hoa, còn lại là chữ cái thường. Tuy chữ cái in hoa xuất hiện với mật độ ít nhưng chữ in hoa rất quan trọng trong văn bản. Chữ in hoa giúp chúng ta phân biệt được câu, đoạn văn. Chữ in hoa lại không có nhiều nét phức tạp, nên việc chỉ cho bé không mất quá nhiều thời gian cho ba mẹ.  

Nhiều bé rất dễ quên là viết chữ in hoa khi nào và viết ở đâu. Phụ huynh nên hướng dẫn bé, giúp bé ghi nhớ khi nào cần viết hoa và chữ viết hoa phải cao bao nhiêu…. đơn giản nhất là phụ huynh nên nhắc bé: đầu câu viết hoa, danh từ riêng viết hoa, tên riêng viết hoa…. hãy hướng dẫn cho bé thật cụ thể để bé phân biệt được và thực hành đúng. 

Bên cạnh đó, phụ huynh hãy lồng ghép các chữ in hoa vào những chỗ chữ in thường, để giúp bé phân biệt được. Hãy phân tích cho bé là tại sao chữ này lại viết hoa, viết hoa như thế nào và viết thường sẽ như thế nào.