Hóa học là một môn học thuộc tổ hợp môn tự nhiên, ngoài vô số công thức và bài toán thì Hóa học còn có rất nhiều định luật, khái niệm cần nhớ để có thể giải được bài tập. Bởi điều đó nên đối với nhiều học sinh, Hóa là một môn học khô khan và rất khó để “nuốt trôi”, thậm chí nhiều học sinh thuộc khối xã hội xem Hóa là “cơn ác mộng” của cuộc đời đi học. Nếu bạn cũng là một người luôn sợ hãi đối với môn Hóa, bị mất phương hướng khi giải Hóa học và hoang mang khi làm thí nghiệm thì hãy thử các phương pháp sau đây mà trung tâm dạy kèm môn hóa sẽ có thể dẹp bỏ nỗi sợ hãi đối với Hóa. 

 

Học chắc lý thuyết 

Đối với tất cả các môn học chứ không riêng gì Hóa, muốn học tốt thì nền tảng lý thuyết phải chắc chắn. Nền tảng lý thuyết là bước đệm chắc chắn nhất để tiến tới giải các bài tập hóa học hay làm các thí nghiệm. Lý thuyết của Hóa bao gồm các thuyết và định luật: thuyết nguyên tử – phân tử, thuyết phản ứng hóa học, thuyết điện li.., các định luật bảo toàn khối lượng, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa… Ngoài ra để giải nhanh hóa bạn còn phải nắm được các phương pháp giải nhanh trong hóa học như định luật bảo toàn, phương pháp đường chéo, … Đặc biệt ở môn Hóa học, lý thuyết có tính liên tục và liên quan đến nhau chứ không bị rời rạc như một số môn học khác. Các chương tuy được chia ra Đại cương – Vô cơ – Hữu cơ nhưng giữa chúng đều có sự liên kết với nhau, muốn học được chương sau phải nắm được chương đầu, một bài toán sẽ tích hợp kiến thức được học ở nhiều chương mới có thể giải ra, nên việc nắm chắc lý thuyết là vô cùng cần thiết để làm được các dạng bài tập hóa học.

Rèn luyện kỹ năng tư duy 

Giống như Toán hay Vật Lí, Hóa học cũng có rất nhiều dạng bài tập đa dạng và đòi hỏi sự giải bài linh hoạt thì mới có thể xử lý được. Mặc dù chúng ta có các phương pháp giải nhanh hóa học nhưng không phải dạng bài nào cũng áp dụng được, điều đó nghĩa là chúng ta phải có khả năng tư duy nhạy bén, kỹ năng phản xạ nhanh chóng khi gặp các dạng bài lạ hay khác các dạng bài quen thuộc từng được giải.  Rèn luyện từ các việc đơn giản như tính nhẩm nhanh, nhận biết các dấu hiệu chia hết, xấp xỉ.. cũng được coi là một dạng phản xạ nhanh nhạy bởi đây là một kĩ năng cơ bản mà bất kỳ học sinh nào cũng nên có để dùng trong nhiều môn học chứ không riêng gì Hóa học. Đặc biệt trong hóa, sẽ có các con số quen thuộc khi nhân chia với số mol để ra được các nguyên tử là gì, rèn luyện giải bài nhiều sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết ra được kết quả hơn thay vì ngồi tính toán từng bước, điều này đặc biệt có ích trong việc giải trắc nghiệm hóa học.  

Tập ghi nhớ nhanh  

Nếu bạn để ý thấy, những người học tốt Hóa học thường sẽ có trí nhớ rất tốt, họ có thể nhanh chóng nhớ bài, nhớ các công thức hay định luật để áp dụng vào làm bài tập liền. Nếu có một trí nhớ tốt như vậy thì việc học sẽ không có gì là quá khó khăn, nhưng nếu không có thì bạn cần phải tự tìm cách để ghi nhớ tốt hơn. Đối với Hóa, việc ghi nhớ tốt hơn sẽ nằm ở việc bạn chọn cách học để nhớ như thế nào.

Cách đơn giản nhất mà nhiều người vẫn áp dụng chính là chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay để ghi chép, cuốn sổ này sẽ dùng để ghi tất cả các khái niệm cũng như công thức của bài học. Sau mỗi bài học, chúng ta đều ghi chú ra những khái niệm quan trọng của bài học và những công thức cần ghi nhớ vào cuốn sổ, mỗi khi làm bài thay vì đọc lại rất nhiều lý thuyết trong sách hay dò tìm công thức thì chúng ta chỉ việc mở sổ ra và xem, sẽ nhanh chóng và dễ ghi nhớ các kiến thức quan trọng hơn.  

Cách ghi nhớ cũng đơn giản không kém gì việc ghi chú ra sổ chính là học tới đâu ôn tới đấy, mỗi ngày học về  thay vì chờ tới tiết học sau mới ôn tập lại bài thì hãy ôn ngay khi vừa học về xong, ôn lại lý thuyết, làm bài tập và đọc thêm các tài liệu liên quan đến bài học để hiểu rõ bài học. Cách học này sẽ giúp bạn ghi nhớ sâu hơn và nhanh chóng hơn so với cách học khi nào cần mới ôn tới.  

Tìm tài liệu học tập 

Ngoài ra, thường xuyên tìm tòi tài liệu trên mạng và tìm các dạng bài tập để giải sẽ tăng sự linh hoạt cũng như nắm được thêm nhiều kiến thức hơn – những kiến thức không có trong sách vở. Việc tự tìm tài liệu học tập sẽ tạo cho mỗi người tính chủ động trong học tập cũng như công việc, kiến thức là bao la và không phải lúc nào thầy cô cũng có đủ thời gian để truyền tải cho chúng ta, vậy nên tự tìm kiếm, mở mang kiến thức sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức có ích bổ sung cho việc học Hóa tốt hơn.  

Hóa sẽ không còn quá khó khăn nếu như bạn có một phương pháp học tập hiệu quả và hợp lý. Chúc bạn sớm thành công trong việc chinh phục môn Hóa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *