Bước vào lớp 10 với nhiều sự bỡ ngỡ và lạ lẫm môi trường học tập mới, rất nhiều học sinh cảm thấy bị “trật nhịp” với các môn học dù đã thân quen từ cấp 2 rồi. Tuy nhiên môn học nào cũng sẽ có cách để lấy lại thăng bằng cần có cho việc học tốt. Vật Lý cũng vậy, đây là một môn quan trọng nằm trong nhiều khối thi Đại học và cũng là môn nằm trong tổ hợp thi tự nhiên để xét tốt nghiệp đối với các bạn theo tổ hợp tự nhiên.

Vật Lý tuy là môn có nhiều ứng dụng trong thực tế và chúng ta thường gặp trong đời sống của mình, dễ dàng gặp phải khi sinh hoạt nhưng không vì thế mà Lý trở nên dễ dàng hơn đối với các bạn học sinh. Nhất là trong giai đoạn chuyển cấp có nhiều điều mới lạ ở từng môn học thì Vật Lý cũng cần được chú trọng những phương pháp học tốt để có được kết quả khả quan nhất. Cùng gia sư môn lý chúng tôi tham khảo qua bài viết sau đây nhé.

Tìm cho bản thân động lực để học 

Dù là học tập hay công việc hay bất cứ việc gì đi chăng nữa, muốn đạt được kết quả tốt thì ngay từ đầu phải có mục tiêu và động lực thực hiện. Không ai muốn làm việc mình ghét ngày này qua tháng khác trong một tâm trạng chán nản cả, ai cũng mong muốn mình có thể được làm những công việc mình yêu thích. Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng theo ý chúng ta, trong học tập cũng vậy, có những môn học không hề yêu thích nhưng chúng ta vẫn phải học tập và gắn bó với nó.

Vậy phải làm sao để có thể vượt qua được những môn học không hợp “gu” này. Đó chính là tìm cho bản thân niềm yêu thích với môn học. Thường xuyên xem các hỏi đáp Vật Lý vui, tìm xem các video thú vị về các hiện tượng vật lý trong cuộc sống hay quan sát các sự vật sự việc diễn ra quanh ta, luôn tự đặt câu hỏi vì sao trước mỗi vấn đề dù là đơn giản hay phức tạp, từ đó tự tìm câu trả lời cho bản thân để thấy được sự thú vị của Vật Lý trong cuộc sống hàng ngày thông qua các lý thuyết được học. 

 

Xác định được cách học tập phù hợp 

Mỗi học sinh đều có trình độ học tập và mức tiếp thu kiến thức khác nhau, vậy nên không phải ai cũng có thể học cùng phương pháp giống nhau. Cùng học một lớp, cùng một thầy cô dạy, cùng một bài giảng giống nhau nhưng mỗi bạn học sinh sẽ có mức tiếp thu và hiểu bài khác nhau. Vì vậy để bản thân có thể hòa hợp với môn học dễ dàng hơn, phải chọn cho mình những cách học bổ sung ngoài giờ học để lấy lại được trọn vẹn phần kiến thức.

Ngoài nghe giảng trên lớp, chúng ta cần phải có tinh thần tự học cao tại nhà. Trong rất nhiều cách học tại nhà thì dù chọn cách nào, đầu tiên việc cần làm cũng là bản thân tự ôn lại bài học trên lớp để xem đã nắm được bao nhiêu phần kiến thức. Sau đó, chúng ta có thể nghe giảng lại qua các bài giảng online, đối với những bạn khó tiếp thu kiến thức thì sẽ chọn những video giảng bài chậm và chi tiết, dễ hiểu.

Những bạn nhanh chóng tiếp thu kiến thức hơn thì có thể chọn những video hay tài liệu mở mang kiến thức nâng cao hơn, mới lạ hơn để học hỏi thêm. Có bạn sẽ chọn cách học ôn thật chắc lý thuyết, có bạn chọn cách vừa làm bài tập vừa ghi nhớ lý thuyết… Rất nhiều cách học khác nhau, quan trọng đâu là cách phù hợp và hiệu quả nhất với bạn.

Siêng năng luyện giải bài tập và đề kiểm tra 

Vật Lý trong những năm gần đây đã chuyển qua thi cử, kiểm tra bằng trắc nghiệm. Nếu không luyện tập thường xuyên thì khi vào làm bài sẽ dễ dẫn đến trường hợp không kịp giải bài hết. Với số lượng 30 – 40 câu hỏi trắc nghiệm bao gồm cả lý thuyết và bài tập trong 45 phút kiểm tra thì mỗi học sinh phải tự trang bị cho mình sự tư duy và mẹo làm bài nhanh.

Để nhanh tay quen mắt hơn với các dạng bài thì chỉ có cách tốt nhất là luyện giải thật nhiều. Khi giải nhiều dần chúng ta sẽ có thói quen quen thuộc hơn với các dạng bài cũng như các dữ kiện đưa ra, từ đó cách giải cũng nhanh chóng hơn và kết quả chính xác hơn. Ngay cả lý thuyết cũng vậy, trong trắc nghiệm sẽ có các câu hỏi lý thuyết liên quan đến các định nghĩa, tính chất, việc làm nhiều sẽ giúp chúng ta ghi nhớ lý thuyết chắc chắn hơn, góp phần cho làm bài tập nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tìm tòi nhiều bài tập để giải cũng giúp các bạn biết thêm được nhiều dạng bài, phát hiện ra những chỗ mình chưa hiểu sâu về nó và cần phải bổ sung kiến thức ở đâu. 

Tự tin vào bản thân 

Đừng vội bỏ cuộc hay chán nản khi gặp những bài tập khó hay mãi không thể hiểu được bài học. Luôn đặt sự tự tin vào bản thân sẽ giúp chúng ta nhanh chóng lấy lại được tinh thần lạc quan để tìm ra phương pháp học tốt hơn cho mình. Bất cứ khi nào sự tự tin cũng sẽ khiến bản thân có nhiều động lực để cố gắng hơn, cố gắng có được kết quả tốt lại càng khiến chúng ta thêm tin vào bản thân và cố gắng hơn nữa. Chúc các em thành công!