Ngữ văn là một trong những bộ môn mà học sinh cảm thấy sợ nhất, vì nó chẳng có một công thức nào tính ra cả, nó cũng không phải là môn vận dụng hết cả tư duy, logic để làm bài… Mà nó là một bộ môn thiên về cảm xúc của người học, thứ mà để chúng ta học được môn ngữ văn đó là cảm xúc, cách dùng từ, cách dùng câu… đặc biệt là việc cảm thụ văn học của người học. 

Môn ngữ văn không phải là môn có đáp án cụ thể như môn Toán 1+1=2 mà nó là cả một quá trình tìm hiểu, cả một quá trình cảm nhận về tác giả, tác phẩm. Vì thế nó không có một thước đo là là đo chuẩn. Môn học đã khó có đáp án cụ thể thì việc gia sư dạy môn ngữ văn cũng không hề đơn giản chút nào, bởi người gia sư, giáo viên đó phải có chách truyền thông như thế nào, khai thác được mạch văn và cảm xúc của học sinh như thế nào, để giúp học sinh có thể phát triển cảm xúc đối với văn học một cách tốt nhất. Từ đó, gia sư Vina đã tìm hiểu và tham khảo các ý kiến từ các gia sư, giáo viên để có những kinh nghiệm về dạy môn Văn như thế nào là tốt nhất. 

Gia sư môn văn cần chú trọng điều gì? 

Trước tiên gia sư cần chú trọng đến kiến thức của mình, người thầy giỏi thì học trò mới thành tài. Khi nhận lớp mà là môn Ngữ văn, gia sư phải thật sự nghiêm túc trang bị cho mình hành trang kiến thức vững chắc. Môn Ngữ văn nó không giống như những môn tư duy Toán, Lí, Hóa…. nên các gia sư phải đặc biệt chú ý đến chương trình học, soạn giáo án như thế nào cho hợp lí, cho phù hợp với nhu cầu học của học sinh.

Trước khi dạy, gia sư hãy tìm hiểu xem nhu cầu của học sinh là họ muốn học cái gì, phải test xem coi trình độ của em ấy đang nằm ở mức độ nào, em học sinh ấy còn yếu về phần nào để dễ dàng soạn giáo án hơn. Ví dụ như học sinh yếu phần văn viết, yếu về phần nghị luận xã hội, yếu về phần nghị luận văn học thì gia sư phải tập trung chú trọng phần đó.  

Kinh nghiệm khi dạy môn Ngữ văn 

Một bài kiểm tra môn ngữ văn được chia ra nhiều phần khác nhau và đối với từng cấp bậc cũng khác nhau. Ví dụ như khi kiểm tra văn (tiếng Việt) lớp tiểu học thì được chia theo chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn… ; kiểm tra văn cấp 2 thì có phần viết văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học và có các bài kiểu tra về các bài văn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận; kiểm tra văn cấp 3 chỉ tập trung vào nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Và tiêu chí chấm điểm của các thầy cô đa phần không giống nhau. Vì thế, khi dạy môn Ngữ văn, các gia sư cần lưu ý cách truyền đạt và giúp các em khai thách được mạch văn và cảm xúc của mình. 

Đối với các em tiểu học thì gia sư cần chú trọng đến việc dạy và hướng dẫn các em đặt câu sao cho đúng, giúp các em cải thiện chữ viết và chính tả (điều này sẽ dễ dàng hơn so với dạy ngữ văn cấp 2 và cấp 3). 

Với các em học ngữ văn cấp 2 và cấp 3, điều khó khăn nhất đối với các em là cách làm văn như thế nào là đúng trọng tâm, không bị lạc đề, mạch văn logic, có cảm xúc, giúp người đọc lôi cuốn. Gia sư không phải là người đọc văn cho các em chép, giúp các em làm văn… mà là người giúp các em tự mình khai thác được, giúp các em có cái nhìn về văn bản đó như thế nào. Các gia sư nên chuẩn bị cho mình nhiều vốn từ nhất có thể, nên chuẩn bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm để làm một bài văn hay mà mình đã được tích lũy. Sau đấy cùng chia sẽ cho các em, khi các em làm xong thì gia sư có thể chỉnh sửa lại câu văn, giúp các em tự hệ thống lại một cách logic hơn cho bài văn được mạch lạc và cụ thể. 

Và hãy tạo cho các em một tinh thần thoải mái, không bị gò bó khi làm văn. Một bài văn khi khai thác nó, hãy cố gắng cho các em hiểu là các em cần xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu. Khai thác được ý chính và sau đó triển khai theo luận điểm và luận cứ. 

 

Chia sẻ của gia sư dạy văn của trung tâm gia sư Vina 

Người giáo viên dạy văn là người có tâm hồn thơ ca, bay bổng. Thật vậy, chúng tôi có tâm hồn và tinh thần đầy trách nhiệm đói với giảng đường. Giáo viên dạy văn mỗi người đều có một cảm xúc và cảm nhận về văn học không hoàn toàn giống nhau, vì đó là cảm xúc của mỗi con người. Chúng tôi chia sẽ đến các gia sư đã và đang dạy bộ môn Ngữ văn đó là: Thứ nhất, đồng hành cùng các em, giúp các em định hướng được tương lai, giúp các em hiểu ra mình yêu thích bộ môn nào… Thứ hai, trong quá trình dạy môn Ngữ văn, chúng tôi có những kinh nghiệm rất hưu ích khi dạy bộ môn này đó là: 

– Trong một đoạn văn, giúp các em tìm được ý chính. Sau đấy giúp các em triển khai ý; 

– Khi viết văn, giúp các em hiểu vấn đề và đặt vấn đề đúng, tránh lạc đề; 

– Chia sẽ những tài liệu bổ ích để các em tham khảo khi làm bài; 

– Viết văn thì lời văn cần đi đúng trọng tâm, câu văn xúc tích, ngăn gọn và dễ hiểu tránh dài dòng. 

Đây là những kinh nghiệm gia sư môn Ngữ văn mà trung tâm gia sư Vina tổng hợp trong thời gian qua. Trung tâm chúc giáo viên và gia sư luôn hoàn thành tốt công việc giảng dạy của mình cũng như chúc các em học sinh học tập thật tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *