Đề bài: Phân tích kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ

Bài làm

Tác giả Lưu Quang Vũ được nhiều người nhớ đến như một người đã tài khi cả hai lĩnh vực dù là nhà thơ hay biên kịch đều tỏa sáng.

Trong mỗi tác phẩm Lưu Quang Vũ đều mang khát vọng, ước mơ được bày tỏ thái độ quan niệm sống của mình với thế giới xung quanh, thể hiện mong muốn tham dự vào những dòng chảy của cuộc sống. Mong muốn được dâng hiến sức lực trí tuệ của mình để làm đổi mới đất nước trong thời kỳ đổi mới, mở cửa.

Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” được tác giả khai thác theo hướng được lấy từ cốt truyện trong dân gian, nhằm gửi gắm những suy ngẫm về thế giới nhân sinh của tác giả về cuộc đời, về hạnh phúc. Trong dân gian truyện  “Hồn Trương Ba da hàng thịt” chỉ kết thúc ở việc hai bà vợ tranh chấp một người chồng trước phiên tòa, và vợ của ông Trương Ba thắng kiện là kết thúc.

Nhưng trong vở kịch của Lưu Quang Vũ câu chuyện không khép lại ở đó. Tuy nhiên, ở trong vở kịch, đây chỉ mở đầu cho một thời kỳ mới cho những bi kịch của Trương Ba khi phải sống trong thân xác của anh hàng thịt.

Nhưng xung đột kịch trong cuộc sống vợ chồng khi ông Trương Ba xưa kia là một lão nông nho nhã tuổi đời đã hơn sáu mươi nhưng anh hàng thịt thân hình phốp pháp, tuổi mới hơn ba mươi, nhu cầu ăn ở, nhu cầu thể xác hoàn toàn khác với ông Trương Ba trước kia. Để nuôi sống cơ thể này làm cho linh hồn của ông Trương Ba nhiều lần cảm thấy xấu hổ, nhục nhã.

Phân tích kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Phân tích tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

Thông qua vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” tác giả Lưu Quang Vũ muốn nói rõ một chân lý sống con người ta chỉ thật sự hạnh phúc khi được sống với chính mình, sống đúng tâm hồn và thể xác phải là một khối thống nhất toàn diện thì mới có thể đạt được hạnh phúc đích thực.

Thông qua vở kịch này Lưu Quang Vũ thể hiện một cái nhìn đa phương diện của cuộc sống, chính khả năng tài tình trong dàn dựng của tác giả làm cho vở kịch có sức hút vô cùng sâu sắc, giữa bên ngoài và bên trong. Ngôn ngữ nội tâm và hành động bên ngoài thể hiện sống động làm người xem hiểu được những triết lý sâu sắc trong cái nhìn về thế giới quan nhân sinh của con người. Nghịch cảnh thật vô cùng trớ trêu, tác giả Lưu Quang Vũ đã dàn dựng lên hai cuộc đối thoại hai cảnh vô cùng sâu sắc.

Trong thân xác của anh hàng thịt hồn Trương Ba thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng của mình. Tấm bi kịch thể hiện khi những người thân của ông Trương Ba cũng cảm thấy ông không còn như xưa, ông đã thay đổi nhiều.

Người vợ của Trương Ba một người phụ nữ nhất mực thương yêu chồng nhưng nay buồn bã và luôn muốn đòi bỏ đi sống xa chồng. Bà cảm thấy mình và ông Trương Ba không còn hợp nhau nữa. Bởi bà đã sáu mươi tuổi còn anh hàng thịt thì mới chỉ hơn ba mươi không còn xứng đôi vừa lứa.

Loading…

Cái Gái là cháu nội của ông Trương Ba, là người mà ông luôn thương yêu nó nhất. Nó cũng quý ông nội suốt ngày quấn quýt ông cháu bên nhau. Nhưng giờ ông nội nó biến thành anh hàng thịt nó không còn gần gũi ông nữa. Nó thấy bàn tay anh giết lợn to phè, bàn chân to bè như cái xẻng, rất thô kệch, giọng nói ông Trương Ba xưa kia mềm mại, nhưng nay toa oang oang làm người nhà nhiều khi giật mình.

Nó nhất quyết không chịu anh hàng thịt làm ông nội của mình, mà thường xa lánh né tránh vòng tay của ông, khiến ông Trương Ba vô cùng khổ tâm trong lòng.

Con dâu của ông Trương Ba vốn là người hiền lành, chín chắn, sâu sắc.. Trước kia con dâu ông thường rất tôn trọng và nể phục bố chồng, nhưng nay trong tình cảnh trớ trêu, chị nhiều khi cũng không còn nhận ra bố chồng đáng kính của mình nữa. Những câu nói của con dâu làm ông Trương Ba đau khổ vô cùng.

Tất cả những người thân trong gia đình ông Trương Ba đều cảm nhận được nghịch cảnh khác người trớ trêu của hoàn cảnh này. Họ từng nói này họ chôn xác ông Trương Ba xuống họ đau đớn rất nhiều, nhưng nỗi đau đó không khổ bằng nỗi đau khổ bây giờ.

Sau hàng loạt những nỗi đau, khi sống trong thân xác của anh hàng thịt. Tác giả Lưu Quang Vũ đã khắc họa tâm trạng đau khổ tuyệt vọng tới tận cùng của hồn Trương Ba nói chuyện với xác anh hàng thịt. Một cuộc hội thoại vô cùng bi kịch, thể hiện góc nhìn nhân văn của tác giả.

Trước khi Trương Ba không bao giờ uống rượu thịt chó nhưng nay do nhu cầu của thể xác anh hàng thịt, nhiều khi ông lại thèm uống rượu thịt chó, thể hiện việc thể xác đang dần dần lấn át tâm hồn, vì nhu cầu của thể xác làm thay đổi tính cách con người.

Cuộc trò chuyện giữa hồn ông Trương Ba và người bạn đánh cờ tri kỷ của mình là ông Đế Thích đã nói lên quan niệm về hạnh phúc về cuộc sống.

Thể hiện quan điểm không thể bên trong một đằng bên ngoài lại đi một nẻo không có sự thống nhất, trọn vẹn, hồn Trương Ba thể hiện mong muốn được sống trong thân xác của chính mình.Nếu kéo dài cuộc sống này thì chính Trương Ba không còn tồn tại nữa, mà chỉ còn lại những nỗi buồn, sự tổn thương sâu sắc cho những người thân trong gia đình.

Thông qua vở kịch người đọc người xem có thể thấy được một triết lý sống vô cùng tinh tế sâu sắc, thể hiện việc con người cần phải có thân thể và tâm hồn cần phải hòa hợp, thống nhất bởi tâm hồn thanh cao mà ở trong một thân xác phàm tục thì rồi một ngày chính tâm hồn kia sẽ trở nên phàm tục để duy trì được thể xác kia.

Khi con người bị chi phối bởi nhu cầu của con người, thì vẻ đẹp tâm hồn dần dần bị ảnh hưởng chi phối ngược lại. Những lời nói của hồn Trương Ba với ông bạn Đế Thích đã cho thấy nhận thức của linh hồn Trương Ba đã hiểu được hoàn cảnh bi đát của mình.

Hồn ông Trương Ba xin phép với ông Đế Thích cho ông được chết hẳn, dù biết rằng ông sẽ không được siêu thoát linh hồn ông có thể trong cái cây, trong chiếc bình, hay trong bếp nhưng ông không muốn nương nhờ vào bất kỳ thân xác nào nữa.

Tác giả Lưu Quang Vũ đã xây dựng một vở kịch ô cùng sâu sắc về quan điểm sống cần phải thống nhất linh hồn và thể xác, không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.