Đề bài: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Bài làm

Tác giả Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu, nổi tiếng trong phong trào thơ mới của nước ta với những tác phẩm kế hợp giữa phong cách truyền thống cổ điển và hiện đại. Phong cách thơ của ông đều thể hiện những đột phá trong sáng tác của mình.

Bài thơ “Tràng giang” là một bài thơ viết trong thời kỳ cách mạng thể hiện nỗi buồn u uất, gợn lên sự bế tắc trong cuộc sống của tác giả và người dân lúc bấy giờ. Những kiếp người lênh đênh như phận bèo trôi, chưa tìm ra ánh sáng chân lý của đời mình. Bài thơ thể hiện nỗi buồn mênh mang, man mác trong lòng tác giả những nỗi buồn không thể gọi thành tên.

Ngày trong nhan đề và lời tựa của bài thơ, tác giả Huy Cận đã khái quát được nội dung ý tưởng của bài thơ với hai chữ “Tràng giang” thể hiện một dòng sông mênh mông, bát ngát, vô tận.

Trong cảnh sông nước mênh mông vô tận đó lại gợi lên tình cảm tâm tư của tác giả khi muốn nhắc tới những thân phận bèo trôi, nhỏ bé lênh đênh trong cuộc đời chìm nổi không tìm ra lối thoát của cuộc đời mình.

Lời đề tựa của bài thơ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã khái quát lên toàn bộ chủ để tư tưởng chủ đạo của tác giả trong bài thơ. Nó thể hiện nỗi niềm của tác giả những nỗi buồn nhân tình thế sự không biết giãi bày cùng ai,

Trước cảnh đất trời bao la càng làm cho người ta trở nên cô đơn, cảm thấy mình thật là bé nhỏ, mong manh đơn độc. Bước vào khổ thơ đầu tiên của bài thơ, tác giả Huy Cận đã liên tưởng đến một con sông mênh mông, bát khát chứa chất biết bao nỗi niềm sầu thảm của đời người

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Khổ thơ, được sử dụng với những từ ngữ vô cùng buồn thảm, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng,.. khiến cho bài thơ trở nên buồn vô cùng. Tác giả Huy Cận sử dụng điệp từ ” Điệp điệp” “Song song” dường như đã diễn tả hết những nỗi buồn mênh mang vô biên, không có điểm kết trong lòng tác giả.

Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Ngay trong khổ thơ đầu, đường nét chấm phá cổ điển của thơ xưa được tác giả kết với phong cách thơ hiện đại. Tác giả đã mượn hình ảnh con thuyền trôi theo dòng đời, và một cành củi khô một mình trôi trên sông bơ vơ lạc loài để thể hiện nỗi buồn vô tận của mình.

Sức gợi tả của câu thơ thể hiện khiến người đọc vô cùng ám ảnh, một con sông dài một con sông gợi nét u buồn, trầm lặng khiến người đọc vô cùng thê lương, đau khổ.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Loading…

Hai câu thơ đầu trong khổ thơ thứ hai này thể hiện cảnh buồn thê lương, cảnh chợ đã tan thiếu đi sức sống, những cồn cỏ lơ thơ khiến cho con người càng cảm thấy mình cô đơn lẻ bóng.

Hình ảnh cồn cỏ một mình chống chọi với những trận gió, thể hiện sự đìu hiu tê tái trong lòng của con người trước cảnh hoàng hôn chợ đã tan. Một câu hỏi tu từ gợi lên những nỗi niềm chất chứa, tác giả đang tự hỏi bản thân hay hỏi cuộc đời tạo nên những câu thơ vô cùng độc đáo thể hiện tâm trạng của một con người bế tắc trước cuộc sống.

Hai câu sau của khổ thơ tác giả mượn hình ảnh trời đất, dòng sông để miêu tả lên sự mênh mang, vô định thể hiện nỗi buồn ngút trời trong lòng tác giả.  Những từ đối lập giữ “lên” và ” xuống” thể hiện sự bao la mênh mông của không gian và thời gian, khiến cho con người càng cảm thấy mình thật nhỏ bé.

Hai từ “cô liêu” thể hiện sự quạnh quẽ, hiu hắt trong tâm trạng của tác giả giữa cảnh mênh mông sông nước này.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thương nhớ
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Trong khổ thơ thứ ba này tác giả muốn gửi tới người đọc sự chuyển biến, vận động của thiên nhiên không còn là cảnh u buồn yên lặng của không gian và thời gian nữa. Mà đã có sự vận động, bèo dạt, hàng nối hàng, thể hiện sự vận động, nhưng cũng thể hiện sự lênh đênh của những thân phận tựa như cánh bèo trôi kia.

Những cánh bèo trôi dạt không bờ bến không biết trước điểm dừng chân, bến neo đậu của cuộc đời mình. Nó tựa như những kiếp người không tìm thấy ánh sáng của tương lai, không biết cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu trước cảnh nhân tình thế thái.

Trong hai câu thơ cuối của khổ ba này tác giả muốn thể hiện tâm trạng nhớ nhà nhớ quê hương của mình, dù không cần cầu nhưng vẫn nhớ thương da diết.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Trong khổ thơ cuối này tâm tư tình cảm của nhà thơ Huy Cận đều được gửi gắm trong này. Với những nét chấm phá “mây cao” “núi bạc” càng làm cho bài thơ trở nên u sầu hơn bao giờ hết.

Hình ảnh cánh chim nghiên trong buổi chiều hoàng hôn bóng xa mờ là hình ảnh vô cùng đẹp thể hiện được nghệ thuật tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Huy Cận.

Một cánh chim nhỏ nhoi cô đơn trong bầu trời ba la, thể hiện sự hiu quạnh, cô đơn của lòng người.Trong hai câu cuối cùng của bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà của tác giả “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Người xưa thường dùng khói chiều, để cảm thấy nhớ quê hương, nhớ mùi khói bếp thân thương

Nhưng tác giả Huy Cận không nhìn thấy khói hoàng hôn cũng vẫn nhớ nhà thể hiện tình cảm yêu quê hương tha thiết của tác giả.

Bài thơ “Tràng giang” là một sự kết hợp tuyệt vời giữa bút pháp tả thực và cổ điển của thơ Đường tác giả Huy Cận đã phác họa lên một bức tranh vô cùng đẹp nhưng cũng rất buồn và hiu quạnh.

Qua bài thơ, thể hiện nỗi buồn của tác giả trước việc không tìm ra chân lý soi sáng cho cuộc đời mình, chưa tìm ra lối đi cho quê hương đất nước những kiếp người chịu số phận lênh đênh bèo trôi, không biết đi đâu, về đâu.