Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, bài thơ viết về con người và cảnh vật xứ Huế thân thương trong nỗi lòng của tác giả. Chỉ với ba khổ thơ thất ngôn được rút ra từ tập Thơ điên, nhà thơ đã thể hiện được tâm trạng và dâng trào lên cảm xúc của mọi người. Nhưng để phân tích được và hiểu được tâm trạng, cảm xúc trong từng câu, từng chữ và từng phép tu từ không phải là điều đơn giản. Dàn ý dưới đây sẽ giúp bạn phân tích tốt nhất, đầy đủ ý nhất.

Đây Thôn Vĩ Dạ nỗi niềm của người nghệ sĩ tài hoa

Đại ý của bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

Đây là bài thơ mà tác giả muốn thể hiện tiếng lòng tha thiết về quê hương xứ Huế mộng mơ. Đâu có mơn man nỗi buồn, man mát và đượm chút tình của người con xứ Huế.

Dàn bài phân tích cần bám sát

Để phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ thành công, thể hiện được ý đồ và tiếng lòng của người nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh, hãy chú ý không thể bỏ sót các chi tiết.

Mở bài

  • Phải giới thiệu được về tác giả Hàn Mặc Tử
  • Xuất xứ: được rút ra từ bài Thơ điên – bài thơ được viết lên từ mối tình của Hàn Mặc Tử và người con gái xứ Huế.
  • Chủ đề của bài thơ Đây thôn vĩ dạ cần được nêu lên để đọc giả có thể tiếp cận tốt nhất. Bài thơ là nỗi niềm, khát khao được sống, được yêu thương và giao hòa với thiên nhiên  thơ mộng và trữ tình của thôn Vĩ dạ.

Thân bài

Được chia làm 3 khổ, mỗi khổ đều có những điểm ấn tượng và tài hoa của tác giả.

  • Khổ 1

Sao anh không về chơi thôn Vỹ?

=> Mở đầu với một phép tu từ, nó thể hiện được tình cảm tâm tư của người con gái xứ Huế. Một lời trách móc nhẹ nhàng nhưng cũng là lời mời gọi đến với xứ Huế mộng mơ.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Hình ảnh xứ Huế hiện lên thật thơ mộng

=> Tác giả đã vô cùng tinh tế thể hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của nắng, là khu vườn xanh mướt cực đẹp vợi biện pháp so sánh “xanh như ngọc”.

Con người xứ Huế với sự phúc hậu, dịu dàng với hình tượng hóa “là trúc che ngang” qua khuôn “mặt chữ điền” – khuôn mặt đại diện cho sự phúc hậu.

Chỉ qua 4 câu thơ, hình ảnh đã xuất hiện với vẻ đẹp hoàn hảo của thiên nhiên, con người và thu hút với lời mời gọi, trách móc nhẹ nhàng.

  • Khổ 2

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

Sự cô đơn và khắc khoải qua hình ảnh Thôn Vĩ dưới ánh trăng

=> Cảnh đẹp thơ mộng dưới ánh nắng nhưng nó lại là tâm trạng, nỗi lòng của tác giả với hình ảnh, cảnh vật dưới ánh trăng. Nó thể hiện nỗi lòng phải xa cách người thương với hình ảnh gió, mây, dòng nước buồn thiu và hoa bắp lay.

Hình ảnh bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng với câu hỏi tu từ bộc lộ một tâm trạng và khắc khoải chờ đợi.

  • Khổ 3

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

=> “Mơ khách đường xa, khách đường xa” sự lập lại thể hiện một tâm lý trĩu nặng và sâu lắng hơn của nỗi nhớ quá khứ và một nỗi buồn miên man ở hiện tại.

“Áo em trắng quá” được khắc họa từ hình ảnh của người con gái xứ Huế mặc áo dài trắng. Nhưng nó không còn nắm bắt trong tầm tay “nhìn không ra”, nó mờ mờ ảo ảo “sương khói mờ nhân ảnh” lúc ẩn lúc hiện thật xa vời và không thể nắm bắt được nữa.

Và câu hỏi tu từ cuối bài “ai biết tình ai có đậm đà?” là nỗi niềm của tác giả. Câu hỏi cho chính mình rằng nó có tồn tại thật hay chỉ là hư vô, hư ảo. Một sự cô đơn nhưng khao khát được yêu, được sống.

Kết bài

Cần nêu lên được hình ảnh Thôn Vĩ thật đẹp và mộng mơ bên tình cảm sâu lắng và sự khát khao của tác giả.

Nêu ra được tài hoa của tác giả qua các hình ảnh so sánh, các biện pháp tu từ và nhân hóa vô cùng ấn tượng.

Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử là bài thơ cực hay của một nghệ sĩ tài hoa. Để phân tích và đưa hết ý nghĩa, tâm tình của nhà thơ cần khai thác đầy đủ các yếu tố được đề cập theo dàn bài. Chúc các bạn có bài phân tích thơ hay và thành công!