Đề bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo của Nam Cao
Bài làm
Tác phẩm Chí Phèo là một tác phẩm vô cùng ấn tượng, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Tác phẩm đã lột tả xã hội phong kiến với những điều thối nát đã xô đẩy làm cho con người bị xô tới bước đường cùng đánh mất nhân cách của mình.
Cùng viết về đề tài nông dân nhưng những tác phẩm của Nam Cao vô cùng đặc biệt. Mỗi tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác giả. Chí Phèo vốn dĩ là một thanh niên vô cùng hiền lành, chất phát, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào, những kẻ có quyền lực trong làng Vũ Đại dồn ép tới đường cùng.
Chí Phèo là đứa con hoang số phận éo le, bị bỏ rơi trong một chiếc lò gạch cũ, rồi được một bác Phó cối mang về nuôi nhưng rồi cha nuôi mất khi Chí Phèo được 7-8 tuổi gì đó. Chí Phèo đi ở đợ làm thuê hết nhà này tới nhà khác, rồi năm 13 tuổi thì vào làm cho nhà Bá Kiến.
Bà ba của lão Bá Kiến để ý tới Chí Phèo làm cho lão ghen tuông tìm cách tống Chí Phèo vào tù, dân làng Vũ Đại, tưởng như Chí Phèo đã chết mất xác từ lâu nhưng rồi một ngày tự dưng hắn trở về làng.
Ra tù, trở về làng Chí Phèo trở thành người hoàn toàn khác trước kia, hắn sặc mùi giang hồ. Hắn trở nên đáng sợ mất lương tri thường rạch mặt ăn vạ để lấy tiền uống rượu. Hắn cũng thường xuyên làm nghề đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê. Cả làng Vũ Đại ai nhìn thấy hắn cũng muốn né tránh bởi chẳng ai muốn chạm mặt với kẻ cố cùng liều thân.
Trông mặt hắn nhưng thằng sắng đá, cái đầu trọc lốc, răng cạo trắng hơn mặt mày thì nhằng nhịt những sẹo, hai con mắt gườm gườm trông rất ghê sợ. Hắn mặc chiếc quần nái đen cái áo phanh ngực đầy những vết xăm chạm trổ ở trên người. Chí Phèo ngụp lặn những người đám người mặt mũi bình thường nhưng còn tàn ác hơn cả quỷ dữ.
Hắn trở nên lì lợm, đáng sợ, bởi hắn hiểu rằng nếu cứ nhu nhược như trước thì sẽ bị bắt nạt, ức hiếp không thể ngóc đầu lên được. Hắn trở nên dữ dằn để chống lại những kẻ độc ác. Chí Phèo càng ngày càng chìm vào trong men rượu bởi khi say hắn cảm thấy mình tỉnh táo hơn bao giờ hết, hắn ngập tràn trong những cơn say làm những việc mất lương tri.
Với nhân vật Chí Phèo tác giả Nam Cao đã phản ánh chân thực những bi kịch hủy diệt tâm hồn con người nông dân nghèo khổ. Cả làng Vũ Đại đã quay lưng lại với hắn, mọi người cảm thấy ghê sợ hắn, sợ hắn như sợ một con hủi khiến cho con người không dám lại gần.
Sự biến chất tha hóa về nhân cách của Chí Phèo đã tố cáo tội ác của xã hội phong kiến đã không cho con người được sống hạnh phúc. Tác giả Nam Cao đã đi sâu vào việc khai thác tấm bi kịch tinh thần của người nông dân, Nam Cao đã khai thác vẻ đẹp bên trong tâm hồn của họ.
Nam Cao đã dùng ngòi bút tinh tế của mình để khắc họa lên nhân vật Chí Phèo vô cùng sâu sắc. Hắn bị xô đẩy tới đường cùng, chênh vênh giữa thiện và ác. Giữa lúc đó, Chí Phèo đã gặp được Thị Nở bát cháo hành của Thị Nở đã giúp cho Chí Phèo trở lại làm người.
Những lúc tỉnh cơn say Chí Phèo đều lo sợ sự xa xôi và cô đơn tràn ngập lòng của hắn. Chí Phèo thèm được làm hòa với mọi người được sống bình thường lương thiện như trước đây.
Mối tình bất ngờ của Thị Nở đã khiến cho lòng nhân ái của Nam Cao đã tặng cho Chí Phèo, đánh thức lương tri của hắn, khiến hắn bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.
Khi nhận từ tay Thị Nở bát cháo hành, khiến cho Chí Phèo cảm thấy vô cùng xúc động lần đầu tiên sau nhiều năm hắn được đối xử như một con người, được yêu thương ấm áp như con người.
Những tưởng hạnh phúc sẽ đến, nhưng không ngờ bà cô của Thị Nở lại phản đối Thị Nở và Chí Phèo tới với nhau. Bà cô Thị Nở cho rằng Chí Phèo không xứng đáng vì hắn là kẻ cố cùng, lại không cha không mẹ.
Một lần nữa Chí Phèo lại bị đạp xuống bờ vực thẳm khiến cho Chí Phèo hoang mang lắm, hắn quay cuồng trong cơn mê, cảm thấy cuộc sống không còn gì ý nghĩa nữa. Hắn muốn tìm người đã hại đời mình biến mình thành con quỷ như hiện tại.
Chính vì vậy, Chí Phèo tìm tới nhà Bá Kiến, giết lão Bá Kiến và tự sát, trước khi chết hắn có hỏi Bá Kiến “Ai cho tao lương thiện?” Câu hỏi đó làm ám ảnh người đọc, với truyện ngắn “Chí Phèo” Nam Cao đã đạt tới tư tưởng nhân đạo khi đánh giá người nông dân trong thời kỳ trước khi cách mạng tháng Tám xảy ra.