Khi xã hội phát triển thì yêu cầu của mọi người cũng dần tăng lên. Ngay cả việc học cũng được quan tâm rất nhiều và không chỉ đơn thuần là học nữa mà đòi hỏi học làm sao cho hiệu quả, chất lượng. Để việc học đạt được hiệu quả cũng như chất lượng thì chính ta cùng quay ra nhìn vào phương pháp dạy học một chút. Vì rõ ràng có liên quan đến nhau, có dạy học tích cực thì người học mới thật sự tiếp thu tốt và học tập hiệu quả hơn.  

Vậy, phương pháp dạy học tích cực là như thế nào? Làm sao để dạy học tích cực? Những cái hỏi xoay quanh vấn đề dạy học tích cực sẽ được bài viết này giải đáp. Một phần là kinh nghiệm và một phần là những chia sẻ được tích lũy và được tổng hợp chi tiết trong bài để mọi người quan tâm đến có thể đọc và tham khảo. Hi vọng nội dung dưới đây trung tâm gia sư dạy kèm sẽ giúp ích được nhiều người hơn.

 

Học theo phương pháp mở 

Đây là phương pháp đầu tiên để dạy học tích cực. Trong mỗi buổi học, mỗi tiết học thì các thầy cô giáo cần nắm được đó là hãy để học sinh chủ động tìm kiếm, khai sáng kiến thức mới. Cách truyền thống trước kia chủ yếu chỉ là giáo viên truyền tải kiến thức, cung cấp toàn bộ kiến thức và học sinh chép lại, học thuộc và làm các bài kiểm tra. Cách này thật sự chỉ là học vẹt, không hiểu rõ vấn đề và không hiểu quả. Hiện nay phương pháp dạy đó không còn phù hợp và bị thay thế bằng học theo phương pháp mở. Giáo viên sẽ trao đổi sơ bộ những kiến thức cơ bản ban đầu và gợi mở, hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm dựa trên nền tảng đã có. Phương pháp này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy của học sinh, khuyến mãi học sinh tự tìm hiểu kiến thức, cùng nhau bàn luận sẽ hiểu rõ, nắm được kiến thức và nhớ lâu. 

Tạo cơ hội cho học sinh tự học 

Thời buổi này không có chỗ cho quan điểm “cầm tay chỉ việc” hay là “đọc cho ghi – chép” nữa mà hướng đến sự tự giác học hành của mỗi học sinh. Lượng kiến thức chúng ta học được chỉ như hạt cát giữa sa mạc rộng lớn vậy nên để có thể tiếp thu và tìm hiểu được lượng kiến thức tối đa thì cần tập trung vào tinh thần tự học của các em học sinh là chủ yếu. Và để làm được điều đó, vấn đề này đòi hỏi một phần lớn ở khả năng của giáo viên. Tạo cơ hội cho các em tự tìm hiểu, tự học, hướng dẫn các em tự học, hướng dẫn các em tự tìm hiểu và luôn theo sát để đảm bảo các em đang tìm hiểu đúng hướng và tìm hiểu những kiến thức chuẩn.

Khuyến khích học theo nhóm 

Đây cũng là một phương pháp học không còn mới, đem lại hiệu quả cao và cần được chú ý tới. Việc giáo viên chia đội, nhóm và tạo cho các bạn học sinh phối hợp với nhau một cách hiệu quả để tìm hiểu về một vấn đề, chủ đề. Điều này sẽ giúp các em chủ động hơn, học tích cực, năng động hơn và cuối cùng là học hiệu quả, tiếp thu kiến thức tốt hơn. 

 

Với phương pháp học này, các giáo viên cũng cần chú ý đến việc chia nhóm sao cho phù hợp, cân đối và theo sát các em trong quá trình làm việc để đảm bảo hỗ trợ kịp thời các vấn đề phát sinh. Cùng với đó là hướng dẫn các em cách làm việc đội – nhóm hiệu quả vì không phải cứ lập thành nhóm lại là xong mà cần biết cách khai thác việc học theo nhóm.  

Tổng kết kiến thức cuối buổi 

Mỗi buổi học, mỗi tiết học đều cung cấp cho các em học sinh rất nhiều kiến thức mới nên cuối buổi cần có những khoảng thời gian ngắn đề tổng kết lại kiến thức đã học. Điều này một phần giúp giáo viên và học sinh cùng nhau trao đổi, tổng hợp kiến thức đã học đồng thời giải đáp những thắc mắc nếu có của học sinh và định hướng những nội dung quan trọng để các em về nhà tìm hiểu thêm dựa trên nội dung đã tổng hợp đó. Điều này sẽ không mất quá nhiều thời gian nhưng khi được sử dụng lâu dài thì đem lại hiệu quả rất tốt.   

Kích thích học sinh động não 

Rất nhiều học sinh hiện nay trong quá trình học bị rơi vào trường hợp đó là lười suy nghĩ, lười tư duy hay còn gọi là lười động não. Học nhưng bị phụ thuộc vào sách vở và chỉ học những cái có sẵn mà không có suy nghĩ gì mới hơn. Vậy nên quá trình giảng dạy của giáo viên có thể đặt những câu hỏi mở, kích thích học sinh tư duy, động não để trả lời câu hỏi. Để rèn được khả năng động não, phản xạ nhanh đó là cả một quá trình cần có sự phối hợp của cả giáo viên lẫn học sinh.   

Thảo luận bằng giấy 

Bên cạnh việc lập nhóm cùng thảo luận thì cũng cần chú ý đến phương pháp học kết hợp với thảo luận bằng giấy. Điều này nghe thì dễ nhưng thực chất không hề đơn giản vì các em suy nghĩ một vấn đề đã khó nhưng khi có câu trả lời và thể hiện bằng chữ trên giấy lại càng khó hơn. Để đi từ suy nghĩ ra chữ viết yêu cầu các em động não, lựa chọn câu từ phù hợp để thể hiện ý kiến, suy nghĩ của mình một cách dễ hiểu nhất. Và rồi giáo viên hoặc nhóm trưởng sẽ là người tổng hợp các ý kiến của thành viên lại để trả lời cho vấn đề hoặc làm rõ vấn đề được đặt ra.  

Tăng cường sử dụng bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy luôn là một phương pháp học tích cực không thể bỏ qua. Đây được coi là một phương pháp học sinh động, màu sắc, tổng hợp và đòi hỏi sự tư duy. Khi sử dụng bản đồ tư duy thì các em có thể thỏa sức sáng tạo ra những hình thù, sử dụng màu sắc để thể hiện lại kiến thức. Điều này giúp nhớ lâu, học hiệu quả lại kích thích các em học và sáng tạo.   

Trên đây là tóm tắt cũng như giới thiệu sơ bộ những phương pháp học tích cực và hiệu quả để các thầy cô và các em học sinh áp dụng. Nhu cầu của xã hội ngày một tăng vì vậy nên phương pháp học cũng cần có những thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của xã hội về khả năng tiếp thu kiến thức. Vì vậy cho nên rất cần sự phối hợp từ giáo viên và các em học sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *