Để tạo hứng thú cho con em mình có niềm vui, sự hào hứng và chăm chỉ trong học tập đã tạo ra không ít khó khăn cho các bậc phụ huynh cũng như những gia sư đang giảng dạy chương trình lớp 3. Lớp 3, đây là độ tuổi các em còn ở vô tư, ham chơi, sẽ chưa có ý thức cho việc học của mình. Có nhiều trường hợp, phụ huynh bắt học một cách nhồi nhét, học hết gia sư này đến gia sư khác để không có thời gian để nghĩ đến việc đi chơi.

Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tối ưu để cải thiện việc học của con em chúng ta. Vậy chúng ta phải làm sao để giải quyết vấn đề khó khăn nay cũng như làm sao khi chúng ta là gia sư lớp 3 có thể giúp các em có nguồn cảm hứng hơn trong học tập? Hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết này! 

Nguyên nhân học sinh chán học

Nguyên nhân do đâu khiến cho con em mình trở nên chán ghét việc học.

  • Thứ nhất, con em mình có bản tính ham chơi, không chú tâm trong việc học.
  • Thứ hai, do bị áp lực từ phía gia đình: nhồi nhét con em mình học quá nhiều, hay so sánh bạn bè cùng trang lứa, hay áp lực về mặt thành tích lên con của chúng ta, điều này khiến con em chúng ta lâm vào tình trạng bị áp lực gây ra tâm lý sợ hãi, chán ghét việc học của mình. Lớp 3 là cái độ tuổi các em đang muốn bay nhảy, ham vui, nhưng các bậc phụ huynh lại bắt ép học quá nhiều, các em không có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi.

Từ những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường như: các em sợ học, chán ghét việc học, học không thể tập trung, không thể tiếp thu và nhớ những gì mình đã học. Các em sẽ chán trường việc học của mình. Gây ra một tâm lý sợ hãi, nhiều đứa trẻ có những tiêu cực hơn là nghĩ tới việc bỏ học.  

Phương pháp giảng dạy cũng như kinh nghiệm của một gia sư lớp 3 

Các bậc phụ huynh, thay vì cho con em mình đi học hết trung tâm này đến trung tâm khác, học nguyên cả một tuần, nhồi nhét quá nhiều kiến thức nhưng cũng không đem lại hiệu quả vậy tại sao chúng ta không thử thay đổi phương án bằng các tìm một gia sư giỏi, uy tín, có kinh nghiệm dạy lớp 3 cho con em mình tại nhà.  

Phương án này, tôi đã thấy có nhiều phụ huynh lựa chọn và đã có kết quả tốt. Bởi, khi học với gia sư tại nhà sẽ tạo cho học sinh sự gần gửi và thân thiện, con trẻ dễ dàng hỏi những vấn đề còn vướng mắc, chưa hiểu mà nhiều khi học ở trung tâm các em sợ hãi thầy cô, ngại với bạn bè sẽ không dám hỏi, từ đó dẫn đến kiến thức của con em mình bị mất gốc. Tạo ra khoảng thời gian thoải mái hơn để các em được nghĩ ngơi, được vui chơi. Khi tinh thần các em thoải mái hơn thì việc tiếp thu bài giảng cũng như ghi nhớ kiến thức đạt hiệu quả cao hơn. 

 

Một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy đối với học sinh lớp 3 

– Trước hết, cần nắm bắt được học lực của các em đang ở mức học trung bình, khá, hay các em đã bị mất kiến thức cơ bản thông qua một bài kiểm tra tổng quát. Việc nắm bắt học lực này để giúp chúng ta đưa ra phương án giảng dạy phù hợp với các em. Chúng ta biết cần dạy những kiến thức nào trước, kiến thức nào cần bổ trợ thêm để các em dễ hiểu, từ việc dễ hiểu thì mới có thể khơi nguồn cảm hứng học của các em.  

– Cần tìm hiểu tâm lý và tính cách của các em. Sẽ có những học sinh khá là hiếu kì và năng động, có những học sinh lại rất nhụt nhát và e dè. Từ việc nắm bắt tâm lý, tính cách này, chúng ta sẽ biết cần dạy như thế nào để trong một buổi học các em không cảm thấy chán nản, buồn ngủ, tạo được sự hào hứng từ phía các em. Chẳng hạn như: Đối với những đứa trẻ năng động, hoạt bát thì việc ngồi ù lì nghe giảng suốt 45 phút là chuyện không thể, những đứa trẻ có tính cách hiếu động như vậy thì chúng chỉ có thể ngồi yên, tập trung nghe giảng khoảng 15 phút đầu tiên, khoảng thời gian còn lại chúng bắt đầu “ngọ nguậy”, không thể tiếp thu. Vậy phương án đưa ra ở đây là: những khoảng thời gian còn lại sẽ giải bài theo cách năng động hơn, sẽ cho các em làm cô giáo, thầy giáo để giảng lại chúng ta, tự ra đề bài và tự sửa kết quả mà gia sư đã làm trước đó. Phương pháp này sẽ giúp các em cảm thấy hứng thứ và hào hứng hơn trong việc học của mình.   

– Luôn luôn thấu hiểu, lắng nghe tâm sự của các em. Cần ôn tồn giảng giải, không nên cáu gắt cũng như nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho các em trong một buổi học. Một buổi học nên có thời gian nghỉ tầm khoảng 10 đến 15 phút để các em thư giản.  

– Các bài tập nên vừa sức với các em để các em có thể ôn tập, ghi nhớ, không nên cho các bài tập quá khó, vượt ngoài kiến thức của các em sẽ gây ra sự chán ghét, buồn ngủ trong khi học. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng ta có thể lồng ghép 1 đến hai bài tập nâng cao để thay đổi không khí học tập cũng như kích thích sự tư duy của các em.  

– Điều quan trong khi bạn làm gia sư dạy lớp 3 đó là hãy hết sức kiên trì và luôn trao đổi tình hình học tập của các em cho bậc huynh nắm bắt được để cũng với các bậc phụ huynh động viên, khích lệ các em trong học tập. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *