Hiện nay công việc gia sư tại nhà được khá nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn sinh viên và những giáo viên mới ra trường. Bởi vì đây là công việc khá nhẹ nhàng mà thu nhập lại khá cao. Các bạn sinh viên có thể kiếm được tiền trang trải cho cuộc sống học tập trên thành phố. Những giáo viên mới ra trường có thể học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy và cũng có thêm một nguồn thu nhập cho bản thân. 

Đối với công việc gia sư, các bạn gia sư sinh viên và giáo viên nên chuẩn bị tốt tinh thần đi dạy. Vì khi đi dạy, sẽ có rất nhiều tình huống chúng ta phải đối mặt, thứ nhất là đối mặt với phụ huynh, thứ hai là đối mặt với học sinh. Cho nên, việc tìm hiểu mình cần chuẩn bị gì cho việc đi dạy, và quá trình dạy học là rất cần thiết.

Những điều cần chú ý khi làm gia sư 

“Xem mặt mà bắt hình dong” câu nói này không tự nhiên mà có, vẻ đẹp bên ngoài luôn luôn là cái đập vào mắt người đối diện là đầu tiên. Vẻ ngoài, phong thái bạn tốt là một điểm cộng và gậy được thiện cảm đối với phụ huynh học sinh khi ngày đầu bạn đến nhận lớp. Các bạn nên chú ý những điều sau: 

– Ăn mặc gọn gàng, lịch sự 

– Phong thái chững chạc, tự tin, ra dáng là “người lái đò” 

– Ngày đầu tiên phải chú là đi đúng giờ (tốt nhất là đi sớm 10-15 phút) 

Không có một phụ huynh nào muốn ngồi đối diện với một người thầy giáo, cô giáo mà ăn mặt xuề xòa, lôi thôi cả. Bạn đi đúng giờ thể hiện bạn là một người lịch sự và có quy tắc. Người giáo viên, gia sư phải có phong thái chững chạc, tự tin, có như vậy mới dạy dỗ con cái của họ. Vì vậy, cái nhìn đầu tiên rất quan trọng, các bạn hãy chú ý nhé.  

Gia sư cần chuẩn bị gì khi đi dạy 

+ Về tác phong: 

– Khi đến nhà phụ huynh ngày đầu nhận lớp, các bạn phải có tác phong sư phạm, gương mặt lúc nào cũng vui vẻ và tươi tắn (tóc tai đàng hoàng, chững chạc, ra dáng giáo viên).  

– Làm gia sư các bạn nên lưu ý là những đồ dùng phục vụ cho việc dạy học phải đầy đủ, đừng để quên bất cứ thứ gì. Để tránh gây sự hiểu lầm cho phụ huynh là mình thiếu chuyên nghiệp. 

– Luôn thân thiện và vui vẻ trong khi trao đổi với phụ huynh, nhiệt tình trong lúc giảng dạy. 

+ Về giáo án: 

– Giáo án nên được chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng để giảng dạy cho học sinh, nên tìm hiểu kỹ về trình độ cũng như là kiến thức học sinh đang có được.  

– Giáo án theo sát tiến độ học tập của học sinh, để mình có thể đánh giá được quá trình học tập của học sinh và cũng tiện cho phụ huynh theo dõi. 

– Thường xuyên có bài tập đánh giá năng lực của học sinh.  

+ Chứng minh năng lực: 

– Giấy giới thiệu+ bằng cấp (nếu có): đây là điều tất yếu để chứng minh với phụ huynh là bạn có trình độ, có kiến thức để dạy con họ. 

– Kết quả học tập của học sinh: kết quả học tập của học sinh là điều kiện để đánh giá năng lực của bạn. Vì thế, hãy chuẩn bị tốt kiến thức và tự tin về lượng kiến thức mình đang có. 

+ Phương pháp dạy hiệu quả 

– Có rất nhiều học sinh với nhiều tính cách và trình độ khác nhau. Mỗi người gia sư phải tìm hiểu sơ qua tính cách cũng như là trình độ hiện tại của học sinh, để đưa ra phương pháp dạy học hiểu quả đối với học sinh của mình. 

– Đối với những học sinh nhanh nhẹn, tháo vác thì các em là người thích sáng tạo, tìm tòi kiến thức mới lạ. Gia sư chỉ cần hướng dẫn cách làm, cách tìm tài liệu là các em có thể tự hoàn thành bài tập được giao. Tuy nhiên, các bạn cần kiểm tra kỹ kết quả các em làm được. Vì các em có tính nhanh nhẹn thường hay cẩu thả và ẩu trong việc làm bài. 

– Với học sinh lười học, lười suy nghĩ: gia sư cần kiên nhẫn, chịu khó rèn luyện các em. Tránh trường hợp la mắng, vì với đặc tính của bé thì các bạn càng la thì các bé càng nghịch hơn. Các bạn làm căng với các em thì sẽ gây mất thiện cảm với phụ huynh (vì chúng sẽ mách lại với cha mẹ với nội dung là bạn dạy không nhiệt tình…). 

– Còn đối với học sinh đặc biệt, chậm phát triển: đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì, kiên nhẫn. Vì các bé không hiểu vấn đề mình giải thích nhanh được, đôi khi phải giải thích rất nhiều lần, bé nhớ rồi lại quên… Tuy nhiên, các bạn phải hiểu và thông cảm vì không một ai muốn con mình như vậy, và bản thân các em cũng không hiểu và không muốn mình bị như vậy. 

 

Một số lời khuyên cần thiết cho gia sư 

Làm gia sư cũng không phải là một công việc đơn giản, bạn phải là người có kiến thức, có tác phong, có nghiệp vụ sư phạm… đi dạy chúng ta cũng cần có những lưu ý, sau đây là một số lời khuyên để giúp các bạn thành công hơn trong việc gia sư này: 

– Có trách nhiệm trong công tác giảng dạy 

– Tôn trọng phụ huynh học sinh 

– Giảng dạy nhiệt tình, chu đáo, tận tâm 

– Có uy tín với phụ huynh: đi dạy đúng giờ, nghỉ phải xin phép và nói rõ lý do 

– Có tác phong chuyên nghiệp: không làm việc riêng trong quá trình giảng dạy, không bấm điện thoại… 

– Chuẩn bị bài kỹ trước khi đến dạy… 

– Vừa làm thầy giáo, cô giáo, vừa làm người bạn đồng hành cùng với học sinh… 

Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp trồng người !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *